Nâng khớp cắn trong niềng răng và tất cả những điều bạn cần biết

Những điều cần biết về nâng khớp cắn trong niềng răng

Nâng khớp cắn là một phương pháp kết hợp khi niềng răng nhằm hỗ trợ các răng di chuyển thuận lợi hơn. Bạn có thắc mắc phương pháp này có tác dụng gì? Đây có phải là chỉ định bắt buộc khi niềng răng và những trường hợp nào thì cần nâng khớp cắn? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

1. Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì?

Nâng khớp cắn là một kỹ thuật được thực hiện trong quá trình niềng răng. Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ hỗ trợ đặc biệt như máng nâng khớp hoặc cục nâng khớp gắn trực tiếp lên răng. Nhằm tách cách răng và ngăn hai hàm tiếp xúc sai lệch với nhau ở trạng thái cũ, điều chỉnh khớp cắn trong quá trình niềng răng, giúp bạn có thể rút ngắn thời gian niềng răng và có được một khớp cắn hoàn thiện.

Tìm hiểu thêm về nâng khớp cắn trong niềng răng TẠI ĐÂY

2. Tác dụng của nâng khớp cắn, trường hợp nào cần nâng khớp cắn?

Khi nâng khớp cắn sẽ giảm thiểu tối đa áp lực hàm dưới phải chịu do sự tác động của hàm nhai trên, giúp hàm trên và hàm dưới có được sự tương quan chuẩn. Bên cạnh đó, còn góp phần hỗ trợ các răng dịch chuyển một nhanh nhất, chính xác nhất cho quá trình niềng răng thuận lợi, mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị.

Kỹ thuật này thường được sử dụng trong trường hợp khớp cắn bị sai lệch hoặc người có thói quen nghiến răng, cụ thể là:

2.1. Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là hiện tượng răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới từ 4mm trở lên khi ở trạng thái đóng chặt hàm. Trường hợp niềng răng bằng mắc cài, nếu không nâng khớp, khí cụ niềng răng sẽ cọ xát với mặt trong của hàm trên gây tổn thương nướu. Việc nâng khớp sẽ làm giảm ma sát với nướu, tránh được tình trạng bung tuột mắc cài và đồng thời điều trị cắn sâu cho bạn.

Nâng khớp cắn
Khớp cắn sâu

2.2. Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược (móm) là tình trạng hàm dưới nằm ngoài hàm trên, cằm đưa ra phía trước nhiều gây mất thẩm mỹ. Tương tự trường hợp khớp cắn sâu, nâng khớp giúp khắc phục tình trạng cắn ngược và bảo vệ khớp cắn trong quá trình niềng răng.

Nâng khớp cắn
Khớp cắn ngược (móm)

2.3. Khớp cắn chéo

Dấu hiệu rõ rệt nhất của khớp cắn chéo là việc các răng hàm trên dưới bị xô lệch, không đối xứng. Bên cạnh đó, nếu từ chóp mũi xuống khe giữa 2 răng cửa không tạo thành một đường thẳng, bị gấp khúc cũng là một biểu hiện của khớp cắn chéo. Kỹ thuật nâng khớp cắn trong trường hợp này có vai trò giữ 2 hàm không cắn khít lại với nhau, nhờ đó thông qua niềng răng đưa được răng bị khóa bên trong về vị trí khớp cắn bình thường.

Nâng khớp cắn
Khớp cắn chéo

2.4. Người có tật nghiến răng

Không chỉ gây mòn răng và ảnh hưởng đến khớp cắn, nghiến răng trong quá trình niềng răng còn làm tăng áp lực lên răng, khiến các răng di chuyển không theo phác đồ điểu trị, gây ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ nâng khớp để ngăn 2 hàm cắn khít vào nhau, cải thiện tình trạng nghiến răng và đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng.

điều trị nghiến răng
Người có tật nghiến răng là một trong những trường hợp được chỉ định nâng khớp

3. Các phương pháp nâng khớp cắn hiện nay

Dưới đây là một số phương pháp nâng khớp cắn phổ biến hiện nay:

3.1. Máng nâng khớp cắn

Máng nâng khớp cắn thường được áp dụng với những người bị khớp cắn chéo. Theo đó, dụng cụ này sẽ chặn để 2 hàm không chạm vào nhau từ vị trí răng hàm. Can thiệp phương pháp này vừa giúp hạn chế bị tuột hoặc bung mắc cài, đồng thời giảm thiểu tình trạng khớp cắn chéo.

Máng nâng khớp cắn
Máng nâng khớp chuyên dụng

3.2. Cục nâng khớp cắn

cục nâng khớp
Cục nâng khớp được gắn vào mặt sau của 2 răng cửa

Đây là phương pháp nâng khớp cắn răng cửa, có tác dụng ngăn không cho răng cửa hàm dưới trồi lên quá cao mỗi khi ăn nhai hoặc khi ở trạng thái đóng chặt hàm. Cục nâng khớp thường có chất liệu là nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ hình tam giác, được gắn vào mặt sau của nhóm răng cửa và áp dụng phổ biến cho trường hợp người có khớp cắn sâu. 

4. Cần phải nâng khớp cắn niềng răng trong bao lâu?

Thông thường, việc nâng nâng khớp sẽ kéo dài từ 3 – 12 tháng, diễn ra song song với quá trình niềng răng của bạn. Tùy theo từng trường hợp của mỗi người mà thời gian điều trị nâng khớp sẽ khác nhau, với người bị sai lệch nhẹ thì sẽ nhanh hơn, còn người bị sai lệch nặng, phức tạp thì thời gian có thể sẽ kéo dài lâu hơn. Khi khớp cắn thay đổi theo đúng mong muốn, hai hàm tương quan chuẩn hơn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ cục nâng khớp hoặc máng nâng khớp. Quá trình niềng răng chỉnh nha vẫn sẽ tiếp tục theo đúng phác đồ điều trị mà không gặp bất kỳ cản trở nào.

5. Những lưu ý cần biết khi nâng khớp cắn

Nâng khớp cắn là một trong những quá trình quan trọng để đảm bảo khớp cắn chuẩn sinh lý và tương quan hài hòa của khuôn mặt. Vì vậy, trong quá trình nâng khớp bạn cần chú ý những điều sau để rút ngắn thời gian đeo khí cụ nâng khớp, đẩy nhanh hiệu quả niềng răng và hạn chế những tổn thương không đáng có:

5.1. Chế độ ăn uống

Quá trình nâng khớp ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khá cộm và vướng trong quá trình ăn nhai. Vì vậy thay vì chọn ăn các thực phẩm khó ăn nhai, bạn nên lựa chọn thức ăn mềm và loãng như cháo, súp, sữa, sinh tố,…giúp hỗ trợ quá trình ăn uống 1 – 2 tuần đầu. Khi đã thích nghi được với cục nâng khớp hoặc máng nâng khớp, bạn có thể ăn uống như bình thường. Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường và nước ngọt có gas. Đặc biệt, tránh uống rượu, bia, chất kích thích… vừa ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, vừa gây hại cho răng, giảm hiệu quả điều trị.

súp
Bạn nên lựa chọn thức ăn mềm và loãng trong 1- 2 tuần đầu

5.2. Vệ sinh răng miệng

Cục nâng khớp/máng nâng khớp khiến việc vệ sinh răng có chút khó khăn. Vì vậy, bạn hãy cố gắng vệ sinh răng miệng thật kĩ, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa flour, dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng và máy tăm nước để làm sạch các mảng bám tích tụ trên bề mặt và các kẽ răng.

vệ sinh răng miệng
Vệ sinh sạch sẽ giúp phòng tránh các bệnh răng miệng trong quá trình niềng răng

5.3. Tuân thủ lịch hẹn tái khám

Ngoài tuân thủ lịch tái khám khi niềng răng và trong quá trình nâng khớp, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra khí cụ nâng khớp. Nếu thấy có dấu hiệu sai lệch hoặc vỡ mẻ, lỏng lẽo, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh sự cố phát sinh. Việc tuân thủ lịch tái khám giúp bác sĩ dễ dàng nắm bắt được tình hình thay đổi của răng, có sự điều chỉnh lực siết răng phù hợp, nâng cao hiệu quả và tốc độ niềng răng.

tuân thủ lịch tái khám
Tuân thủ lịch tái khám giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha

Trên đây là những điều cần biết về kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng. Hy vọng trong bài viết này, nha khoa Vinalign đã giúp bạn bổ sung được thêm những kiến thức hữu ích.

Mọi thắc mắc về dịch vụ, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được khám và tư vấn MIỄN PHÍ! ⤵️

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com

Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share