Mút Tay – Thói quen mút tay ở trẻ bạn cần biết

Mút tay – Thói quen mút tay ở trẻ bạn cần biết

Mút tay là một thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ, giúp trẻ cảm thấy an tâm và thoải mái. Tuy nhiên, nếu thói quen này kéo dài, đặc biệt sau khi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển hàm mặt của trẻ.​ Vậy tác hại của thói quen này như thế nào? và làm thế nào để giúp trẻ khắc phục thói quen này một cách hiệu quả?.


Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu thêm phần nào về tác hại. Đồng thời cung cấp giải pháp hiệu quả để giúp con loại bỏ thói quen này một cách dễ dàng và an toàn nhé!

Thói quen mút ngón tay cái ở trẻ
Thói quen mút ngón tay cái ở trẻ

I.Tác hại của thói quen mút tay

1.Răng mọc lệch lạc và khớp cắn sai khi mút tay kéo dài 

Mút tay thường xuyên tạo áp lực lên răng và hàm, dẫn đến răng cửa trên bị đẩy ra phía trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, gây ra tình trạng hô, cắn hở hoặc khớp cắn sâu.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc ăn nhai và phát âm của trẻ.

Mút tay dẫn đến hàm răng bị biến dạng - răng lệch lạc
Mút tay dẫn đến hàm răng bị biến dạng – răng lệch lạc

2.Biến dạng cấu trúc hàm khi mút tay 

Lực mút kéo dài có thể làm thay đổi hình dạng của vòm miệng, khiến hàm trên hẹp lại và gây ra các vấn đề về khớp cắn.

3.Nguy cơ mắc các bệnh răng miệng

Việc mút tay tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng, tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các bệnh nhiễm trùng khác. 

II.Giải pháp khắc phục thói quen mút tay ở trẻ

1.Tạo môi trường thoải mái và an toàn

Thói quen mút tay thường xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm sự an ủi. Cha mẹ nên chú ý đến cảm xúc của trẻ, tạo môi trường sống tích cực, giảm căng thẳng và lo lắng cho trẻ.

Thói quen mút tay ở trẻ liên quan tới não bộ, bố mẹ cần chú ý theo dõi
Thói quen mút tay ở trẻ liên quan tới não bộ, bố mẹ cần chú ý theo dõi

2.Khuyến khích và động viên trẻ bỏ thói quen mút tay 

Sử dụng lời khen ngợi, thiết lập hệ thống phần thưởng nhỏ để khuyến khích trẻ từ bỏ thói quen này.

3.Sử dụng biện pháp thay thế

Cung cấp cho trẻ các đồ chơi an toàn để cầm nắm hoặc nhai, giúp trẻ chuyển hướng sự chú ý khỏi thói quen này.

4.Tham khảo ý kiến chuyên gia

Nếu thói quen này kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng miệng, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Việc nhận thức sớm, can thiệp phù hợp sẽ giúp trẻ loại bỏ thói quen này. Nhắm giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của răng miệng và hàm mặt.

Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam

Hà Nội: 71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign

Bài viết được đón đọc nhiều nhất:

Gắn mắc cài có đau không?Cận cảnh quy trình gắn mắc cài chuẩn hóa

Gắn mắc cài có đau không?Cận cảnh quy trình gắn mắc cài

Niềng răng mắc cài ở Hà Nội chỗ nào tốt? 5 địa chỉ niềng răng uy tín nhất

 


Messenger
Nha khoa vinalign kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa vinalign Gọi ngay
Đặt lịch khám Đăng ký lịch khám