Mục lục
RĂNG KHÔN MỌC THẲNG, NHỔ HAY GIỮ?
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, phải nhổ là điều đương nhiên. Nếu giữ lại, sớm muộn gì nó cũng khiến bạn khổ sở. Nhưng nếu nó mọc thẳng thì sao? Liệu có nhất thiết phải nhổ bỏ? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc như vậy, hãy cùng nha khoa Vinalign đi tìm câu trả lời nhé!
1. Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ?
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng cối lớn mọc sau cùng trên hàm răng. Vì là răng mọc cuối cùng nên thường răng khôn sẽ không đủ vị trí để trồi lên khỏi nướu dẫn đến tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt dưới nướu,… Thường các trường hợp này rằng khôn mọc gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Do đó bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải tình trạng mọc lệch bất thường. Rất nhiều người có răng khôn mọc thẳng, mọc bình thường trên cung hàm, ít gây đau đớn, phiền toái. Vậy trường hợp này có cần thiết phải nhổ hay không?
Nếu răng khôn mọc thẳng của bạn gặp các vấn đề dưới đây, thì bạn cần tới nha khoa để thăm khám và nhổ bỏ.
2. Trường hợp nào cần phải nhổ?
2.1. Cấu tạo thân răng to
Tuy răng khôn mọc thẳng nhưng cấu tạo thân răng to cộng thêm vị trí cho răng mọc không đủ làm xô lệch răng số 7 bên cạnh, dần dần làm thay đổi cấu trúc của cả cung hàm.
2.2. Vệ sinh răng miệng khó khăn
Cho dù răng khôn mọc gần như hoàn chỉnh mà thức ăn vẫn bị lọt, dắt vào khe răng để lại các mảng bám khó xử lý. Lâu dần có thể dẫn đến viêm nha chu.
2.3. Răng khôn mọc tại vị trí tác động đến các dây thần kinh
Răng khôn nếu mọc thẳng nhưng mọc ở vị trí tác động nhiều đến các dây thần kinh, gây đau đầu, đau khớp thái dương hàm,… sẽ làm sức khỏe giảm sút, chán ăn, người mệt mỏi, choáng váng…
2.4. Không có răng số 8 đối diện.
Trường hợp này răng khôn chỉ mọc ở một hàm duy nhất, khiến cho khớp cắn tại vị trí này không cân đối làm cho răng khôn có xu hướng trồi dài xuống hàm đối diện. Khi đó, răng khôn gây vướng víu, ăn nhai khó khăn và thậm chí làm lệch hàm. Do đó, dù răng khôn mọc thẳng thì vẫn nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt.
2.5. Răng số 8 bị sâu vỡ lớn, viêm tủy
Dù mọc thẳng bình thường, không gây ảnh hưởng cho các răng bên cạnh nhưng nếu răng số 8 viêm tủy thì rất khó chữa vì bác sĩ khó đưa dụng cụ để tiếp cận được. Việc tiểu phẫu răng số 8 bất thường, có chân cong, chân xoay, khi chữa tủy sẽ khó làm sạch, thì nên nhổ bỏ hẳn rồi mới chữa trị.
2.6. Nhổ răng số 8 trong chỉnh nha.
Trong nhiều trường hợp bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉ định nhổ răng số 8 để lấy khoảng trống dịch chuyển răng bởi răng khôn không có chức năng gì đặc biệt trên cung hàm.
3. Trường hợp nào không cần phải nhổ?
3.1. Răng khôn mọc thẳng bình thường
Ở trường hợp này, răng khôn mọc lên bình thường giống như những răng khác trong hàm răng, không ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của các răng khác, không bị sâu hay mắc kẹt thức ăn. Trong trường hợp này răng khôn không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bạn, không gây hại cũng như để lại các biến chứng, bởi vậy bạn không hoàn toàn phải nhổ bỏ chiếc răng “thừa” này đi, tránh được những đau đớn sau khi nhổ răng.
3.2. Răng khôn mọc thẳng bị lợi trùm
Khi lợi trùm lên răng khôn, bạn sẽ cảm thấy hơi đau, nhưng có thể giải quyết mối phiền này bằng cách cắt lợi trùm tại nha khoa. Khi đó, phần lợi sẽ bao quanh chân răng bình thường như các vùng khác, răng sẽ mọc lên bình thường mà không phải nhổ.
4. Nhổ răng khôn mọc thẳng có đau không? Mất bao lâu?
Nhổ răng khôn mọc thẳng là một ca tiểu phẫu đơn giản. Bác sĩ không cần thực hiện thủ thuật rạch lợi hay cắt răng thành nhiều phần. Thời gian thực hiện một ca nhổ bỏ răng khôn mọc thẳng chỉ khoảng 3 – 5 phút. Cảm giác đau đớn cũng ít hơn so với răng khôn mọc lệch, mọc ngầm vì vùng tổn thương nhỏ. Chắc chắn là bạn vẫn sẽ cảm thấy đau sau 1-2 tiếng kể từ thời điểm loại bỏ, nhưng thuốc giảm đau sẽ giúp bạn bớt khó chịu rất nhiều, bạn không cần quá lo lắng.
Hiện nay phương pháp nhổ răng bằng máy Piezotome sử dụng sóng siêu âm hiện đại cũng giúp cho việc nhổ bỏ răng khôn trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn, mang đến nhiều thuận tiện cho người bệnh.
Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khử khuẩn và gây tê vùng răng cần nhổ. Vì vậy trong suốt quá trình nhổ răng, bạn hầu như sẽ không cảm thấy đau đớn gì dù bác sĩ có thể đang dùng kìm để lay chân răng của bạn. Sau khi hoàn thành, vùng nướu có thể bị sưng. Nhưng nếu tuân thủ sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm theo đơn, kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Hãy căn cứ vào tình trạng răng cụ thể và lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp.
Khám phá quá trình nhổ răng khôn bằng máy Piezotome ở nha khoa Vinalign TẠI ĐÂY
5. Hướng dẫn bạn chăm sóc sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để giúp vết thương hồi phục nhanh chóng, không để lại bất kì biến chứng nào.
Sau đây là các lưu ý bạn cần biết:
- Cần cắn chặt gạc để cầm máu. Sau khoảng 30-35 phút có thể thay một chiếc gạc khác để vệ sinh và dễ chịu hơn
- Sau khi nhổ răng xong bạn nên tránh vận động mạnh vì có thể khiến máu khó cầm và ảnh hưởng đến vết thương.
- Tuân thủ lời dặn của bác sĩ, sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo đơn.
- Vệ sinh răng miệng tốt, chải răng 2 lần/ngày và súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, làm sạch vết thương, thực hiện mọi việc một cách nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh, chạm vào vết thương gây chảy máu.
- Thông báo ngay với bác sĩ, đi kiểm tra để theo dõi và được xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra.
6. Hướng dẫn bạn ăn uống đúng cách sau khi nhổ răng
6.1. Các nhóm đồ ăn nên hạn chế
- Khi cơn đau bắt đầu xuất hiện, hạn chế tối đa các đồ ăn chua, cay bởi chất axit sẽ kích thích vào vùng nhổ răng khiến cho lợi của bạn đau thêm, sưng tấy.
- Bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây ra hiện tượng mưng mủ như rau muống, thịt gà hay các loại đồ nếp.
- Các loại đồ ăn cứng, dai như gân, sụn, bánh đa,… không nên ăn vì chúng khó vệ sinh, có thể gây đau, chạm vào chỗ nhổ răng, khiến lợi sưng đau và chảy máu
- Những loại thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê, nước uống có ga, thuốc lá… có chất kích ứng ảnh hưởng không tốt đến quá trình cầm máu sau khi khổ răng khôn.
- Cuối cùng, bạn cần hạn chế ăn bánh, kẹo, các loại đồ ngọt và chú ý đến cả nhiệt độ của đồ ăn, không được quá nóng hay cũng không được quá lạnh.
6.2. Đồ ăn phù hợp sau khi nhổ răng
Bạn nên ăn các loại thực phẩm lỏng, dễ ăn như cháo thịt băm, súp, sữa, nước ép trái cây có tính mát,… Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe tốt hơn khi mọc răng khôn. Bổ sung nhiều chất xơ từ trong rau củ, lành tính và làm dịu sưng tấy. Đặc biệt chú ý các thức ăn chứa nhiều canxi có trong tôm, cá, hải sản rất tốt cho quá trình mọc răng khôn và cũng tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn.
Tăng cường các loại nước ép trái cây, rau củ quả như nước cam ép, rau má,… giúp hạ sốt và bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng tốt hơn. Bạn có thể bổ sung thêm Vitamin D từ sữa tươi hay các chế phẩm từ sữa nếu bạn không thể nhai và cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Nha khoa Vinalign hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc xung quanh vấn đề nhổ hay giữ răng khôn mọc thẳng.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com
Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share