Stress “tàn phá” sức khoẻ răng miệng của bạn như thế nào?

Stress và bệnh răng miệng – Stress “tàn phá” sức khoẻ răng miệng của bạn như thế nào?

Stress và bệnh răng miệng có liên quan mật thiết đến nhau, có không ít bằng chứng chỉ ra mối liên quan giữa căng thẳng và các vấn đề về răng miệng như bệnh viêm nha chu, tình trạng nghiến răng… Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tác hại của stress, căng thẳng kéo dài tác động lên sức khoẻ răng miệng của chúng ta như thế nào.  

1. Stress và bệnh viêm nha chu

Nha chu là tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng, ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng mất liên kết với tổ chức nâng đỡ này. Bệnh nha chu ban đầu chỉ ảnh hưởng đến phần mô mềm – nướu răng – sau có thể phát triển ảnh hưởng đến cả xương ổ răng có vai trò quan trọng trong việc giữ răng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nha chu có thể gây ra rụng răng, mất răng toàn hàm.

Có 14 nghiên cứu khoa học được công bố từ năm 1990 đến năm 2006 về mối liên hệ giữa stress với bệnh nướu răng ở người lớn. Kết quả chỉ ra rằng, các vấn đề tâm lý như đau khổ, lo lắng, trầm cảm,… thường làm tăng nồng độ cortisol – hormone căng thẳng trong cơ thể. Khi căng thẳng, người bệnh có xu hướng gia tăng các thói quen xấu gây hại cho răng, ví dụ như lơ là việc vệ sinh răng miệng, lạm dụng các chất kích thích như nicotine (thuốc lá), rượu hoặc ma túy để giải tỏa tâm lý.

Nếu không được khắc phục kịp thời, người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng mà nghiêm trọng nhất là viêm nha chu. Bệnh lý này có thể dẫn đến mất răng cũng như tiêu xương hàm. Các triệu chứng của bệnh nha chu bao gồm sưng nướu, chảy máu nướu, chứng hôi miệng và răng lung lay…

stress và bệnh răng miệng
Viêm nha chu dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Stress và chứng nghiến răng

Nghiến răng là một dạng rối loạn vận động của cơ hàm khiến người bệnh thường vô thức cắn chặt hai hàm và nghiến qua lại. Hành vi nghiến răng trong khi ngủ là phản xạ tự nhiên của cơ thể cũng giống như việc chúng ta bị ốm hoặc sốt.  Khi cơ thể rơi vào trạng thái stress, việc nghiến răng giống như một hệ thống van xả qua cơ nhai giúp chúng ta giải toả trạng thái căng thẳng đó. Tuy nhiên nếu hành động này nếu kéo dài thường xuyên có thể gây ra các tổn thương cho răng như nứt vỡ, mòn răng, lộ tuỷ răng và rối loạn khớp thái dương hàm…

nghiến răng khi ngủ
Stress là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghiến răng trong lúc ngủ

Khi chúng ta càng stress, căng thẳng kéo dài hoặc lạm dụng các chất kích thích, tình trạng nghiến răng sẽ xảy ra càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

3. Stress khiến răng dễ bị tổn thương và dễ gãy, rụng

Theo nghiên cứu của Forbes, stress thực sự có thể dẫn tới rụng răng. Hiện tượng này không xảy ra ngay lập tức mà sẽ tiến triển từ từ. Tình trạng căng thẳng diễn ra trong thời gian dài sẽ làm hỏng răng và khiến răng không còn bám chắc vào nướu. Lâu ngày, chân răng trở nên nhạy cảm, lung lay, dễ gãy rụng. Cũng theonghiên cứu về mối liên hệ giữa stress và mất răng, tờ Journal of Peridontology đã chỉ ra rằng: Dưới sức ép của stress, con người dễ dàng lơ là vệ sinh răng miệng hàng ngày, tạo điều kiện cho các bệnh về răng miệng phát triển.

stress và bệnh răng miệng
Stress khiến răng dễ bị tổn thương, dễ gãy, rụng

4. Stress tăng nguy cơ bị sâu răng

Một trong những sự liên quan giữa tình trạng stress và sâu răng khi bị căng thẳng stress chúng ta thường có xu hướng thích sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, đồ uống có gas và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Đây là nhóm những thực phẩm làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng diễn ra thường xuyên khiến cơ thể bạn đào thải các khoáng chất bảo vệ răng miệng và làm tăng môi trường có tính axit tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng.

sâu răng
Thói quen dung nạp thực phẩm chứa nhiều đường khi bị stress dễ dẫn đến sâu răng

5. Những biện pháp để giảm thiểu stress và bệnh răng miệng

5.1. Tập thể dục giúp giảm stress và bệnh răng miệng

Người bệnh có thể tìm các phương thức lành mạnh để giảm căng thẳng, stress, ví dụ như giảm bớt cường độ công việc, dành thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè…

Một số chuyên gia trị liệu cũng gợi ý các bài tập thể dục chậm rãi như yoga, pilates, thiền… để giúp những bệnh nhân nghiến răng thả lỏng, bớt căng thẳng và giải toả áp lực trong cuộc sống.

pilates
Pilates là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

5.2. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi giúp giảm stress và bệnh răng miệng

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Duy trì thói quen ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái và thư giãn.

chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn có được sức khoẻ răng miệng tốt hơn

5.3. Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cần xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng chủ động, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, tăm nước, sử dụng nước súc miệng, công cụ cạo lưỡi để vệ sinh khoang miệng. Ngoài ra để nhận biết các vấn đề bất thường ở răng miệng, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nha khoa để lấy cao răng và khám tổng quát định kỳ.

khám nha khoa định kỳ
Nên khám nha khoa tổng quát định kỳ 2 lần mỗi năm để theo dõi sức khoẻ răng miệng

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com

Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share