Niềng răng nên ăn gì? List thực phẩm tốt nhất cho người niềng răng

Niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì? List thực phẩm tốt nhất cho người niềng răng

Niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người trong quá trình thực hiện nắn chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị cuối cùng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể lựa chọn dễ dàng hơn cho thực đơn trong giai đoạn niềng răng nhé!

1. Vì sao phải chú ý chế độ ăn uống khi niềng răng?

Trong quá trình chỉnh nha, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được các vấn đề không mong muốn như bung mắc cài, đứt dây cung, nhiễm màu, biến dạng khay trong suốt,… từ đó đảm bảo được thời gian điều trị chuẩn và hiệu quả điều trị như mong muốn.

Thời gian đầu niềng răng, việc chưa quen với các khí cụ niềng răng rất dễ gây trầy xước, chảy máu vùng má, nướu và hoạt động ăn nhai không được linh hoạt. Vì vậy, các thực phẩm phù hợp sẽ làm giảm tần suất nhai và áp lực lên răng, giúp giảm tình trạng đau nhức hiệu quả.

Ngoài ra, việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp còn giúp bạn hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất, hạn chế được tình trạng sụt cân nhanh gây hóp má và các bệnh về tiêu hóa, dạ dày.

2. Người mới niềng răng nên ăn gì?

Trong giai đoạn đầu, việc chưa quen với khí cụ niềng răng có thể khiến răng, lưỡi, môi, hàm hoạt động khó khăn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người mới niềng răng nên ưu tiên các loại thực phẩm sau đây:

2.1. Thức ăn ở dạng mềm, loãng

Thức ăn ở dạng mềm và loãng như cháo, súp, bột… là thực phẩm mà bạn nên ưu tiên vì những món này đều dễ nuốt, không cần nhai nhiều, ít tạo áp lực lên răng. Hơn nữa, nguyên liệu để chế biến rất đa dạng, giúp bạn bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng, không bị chán ăn gây sụt cân, hóp má trong thời gian niềng.

niềng răng ăn gì
Các loại cháo, soup được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn mới niềng răng

2.2. Sữa và thực phẩm từ sữa

Sữa và các thực phẩm từ sữa (bánh, phô mai, bơ, sữa chua, …) cung cấp nhiều vitamin và dinh dưỡng cho cơ thể. Ngay cả khi bạn không thể ăn nhai vì đau nhức răng, bạn vẫn có thể bổ sung năng lượng bằng việc uống sữa để hạn chế hoạt động hàm, tránh tình trạng đau nhức răng trầm trọng hơn.

niềng răng ăn gì
Thực phẩm từ sữa giúp bạn bổ sung nhiều năng lượng và dinh dưỡng

2.3. Các món ăn từ trứng

Trứng và các món ăn từ trứng không chỉ giàu vitamin D mà còn có nhiều cách chế biến. Vì vậy, bạn nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm làm từ trứng vào chế độ ăn uống hàng ngày trong giai đoạn niềng răng để thực đơn được đa dạng và đầy đủ dưỡng chất hơn.

niềng răng ăn gì
Trứng là thực phẩm thích hợp cho người niềng răng vì dễ ăn và đa dạng trong cách chế biến

2.4. Các loại rau củ, trái cây mềm

Rau củ, trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết, cho cơ thể thêm sức đề kháng, không bị suy nhược vì những cơn đau răng dai dẳng. Tuy nhiên, thời gian đầu mới niềng răng, bạn cần có cách chế biến phù hợp với tình trạng răng đang đeo khí cụ. Rau củ cần được nấu chín mềm, hoa quả có thể xay nhuyễn làm sinh tố hoặc ép lấy nước uống.

sinh tố
Sinh tố là thức uống bổ sung vitamin rất tốt cho người niềng răng

Những loại thực phẩm kể trên vừa dễ ăn, dễ nhai, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa không làm ảnh hưởng đến hệ thống khí cụ niềng răng. Điều bạn cần lưu ý là chế biến chúng đúng cách và phối hợp các loại thực phẩm này để giảm sức nhai của răng.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp hạn chế tác động lực mạnh vào hệ thống dây cung, mắc cài, khay niềng, ngăn chặn tình trạng sai lệch, bung tuột hay đứt gãy khí cụ. Từ đó giúp bạn giảm bớt đau đớn, không gây cản trở đến sức khỏe răng miệng và kết quả niềng răng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý cắt nhỏ từng miếng thức ăn để giảm bớt tác động lực lên răng.

3. Người mới niềng răng cần kiêng gì?

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo hiệu quả niềng răng, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:

3.1. Các loại thực phẩm cứng

Việc nhai các thực phẩm cứng như kẹo cứng, xương, đá lạnh, hoa quả cứng, giòn,… sẽ tác động lớn đến răng hàm, mắc cài, dây cung khiến răng ê buốt, dễ bị dịch chuyển, mắc cài và dây cung dễ bị đứt.

ổi
Ổi là loại quả cứng, dễ làm bung mắc cài

3.2. Thực phẩm dẻo, dính

Đây có thể gọi là “khắc tinh” của răng niềng bởi để nghiền nát các thực phẩm có tính dẻo, dính như bánh dày, kẹo dẻo, kẹo cao su,… buộc răng hàm phải hoạt động nhiều và liên tục. Điều này có thể khiến tình trạng đau nhức thêm trầm trọng, chưa kể thức ăn dẻo dễ bám dính trên mắc cài và khay niềng, rất khó vệ sinh. Lâu dần, các thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây nên các bệnh lý về răng miệng.

kẹo dẻo
Kẹo dẻo là “khắc tinh” của răng niềng

3.3. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Thực phẩm quá nóng (lẩu, canh nóng, chè nóng,…) hoặc quá lạnh (kem, đá viên, đồ uống lạnh,…) có thể làm ê buốt, đau nhức. Bởi lúc này, răng đang chịu lực kéo của khí cụ nên chân răng rất yếu, dễ lung lay, không còn chắc khỏe như trước.

kem
Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian niềng răng

3.4. Các loại thực phẩm nhiều vụn

Bạn cần hạn chế ăn những món ăn nhiều vụn như bánh đa, bánh quy, bim bim,… bởi những vụn thức ăn có thể bám dính trong mắc cài hoặc các khoảng răng trống mà bạn rất dễ bỏ sót khi vệ sinh, dễ gây nên các bệnh lý răng miệng làm kéo dài thời gian và hiệu quả chỉnh nha.

bánh đa
Vụn bánh đa dễ bám dính trong các kẽ răng và khó vệ sinh

3.5. Đồ ăn có chứa nhiều đường

Dù đang niềng răng hay không niềng răng thì những loại thức ăn có chứa nhiều đường vẫn được các nha sĩ khuyên rằng không nên ăn quá nhiều vì dễ gây sâu răng. Sâu răng trong thời gian niềng răng khó xử lý hơn rất nhiều so với khi chưa niềng răng, vì thế bạn cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm và vệ sinh răng miệng kĩ càng.

niềng răng nên ăn gì
Không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường dù bạn đang niềng răng hay không niềng răng

4. Câu hỏi thường gặp về vấn đề ăn uống khi niềng răng

4.1. Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Sau khoảng 2 – 3 ngày đeo khí cụ, bệnh nhân đã dần quen và các cơn đau cũng suy giảm nên có thể ăn cơm. Tuy nhiên, điều này còn tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân. Nếu sau khi tiến hành đeo khí cụ, bệnh nhân không cảm thấy đau buốt răng thì có thể ăn cơm với thức ăn mềm.

4.2. Mỗi lần siết niềng hoặc thay khay niềng thì nên ăn uống thế nào cho đỡ đau?

Sau mỗi lần siết răng, bạn có thể ăn những thực phẩm mềm, lỏng, không phải nhai quá nhiều như cháo, súp, bún, phở, sữa,… Sau 1 – 2 ngày, cơn đau giảm dần, bạn có thể ăn uống như bình thường.

4.3. Cách vệ sinh sau ăn khi niềng răng như thế nào?

Vệ sinh răng miệng là điều vô cùng quan trọng mà bạn nên thực hiện thường xuyên để tránh các vấn đề về răng miệng.

Ngoài sử dụng bàn chải mềm thông thường, bạn nên sắm cho mình một chiếc máy tăm nước và bàn chải kẽ, đồng thời sử dụng kem đánh răng có chứa flour và nước súc miệng để giúp răng chắc khỏe, giảm ố vàng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả. Bạn cũng nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, nhất là sau khi ăn để răng miệng sạch sẽ hơn.

máy tăm nước
Máy tăm nước giúp vệ sinh răng miệng được sạch sẽ và kĩ càng hơn trong thời gian niềng răng

4.4. Niềng răng có ăn được thịt gà không?

Thịt gà khá mềm, vậy nên người niềng có thể thoải mái ăn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, để tránh bung mắc cài, bạn nên ăn thịt gà đã tách xương, hạn chế gặm hoặc ăn các phần cổ, cánh, chân.

4.5. Niềng răng có được ăn kem không?

Kem rất cứng và lạnh có thể khiến răng bạn bị ê buốt và đau nhức vì phần chân răng lúc này đã yếu đi do liên tục chịu tác động bởi lực kéo của khí cụ niềng răng. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn kem hoặc các thực phẩm quá cứng, quá lạnh trong thời gian niềng

5. 3 từ khoá “vàng” giúp bạn dễ dàng trả lời cho câu hỏi niềng răng nên ăn gì? 

Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể không cần kiêng ăn gì trong thời gian niềng răng, chỉ cần thức ăn bạn lựa chọn không quá cứng, không tạo nhiều áp lực lên răng và dễ vệ sinh sau ăn uống. Mềm – loãng – vụn là 3 từ khoá “vàng” giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm trong thời gian niềng răng.

Ngoài tìm hiểu niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì thì khách hàng cần phải chăm sóc răng miệng thường xuyên, đồng thời tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện vấn đề bất thường và kịp thời xử lý.

Tại nha khoa Vinalign, bác sĩ luôn luôn đưa ra lời khuyên chi tiết về cách ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp cho khách hàng. Ngoài ra, bác sĩ khuyến khích khách hàng nên niềng răng trong suốt Vinalign để có trải nghiệm ăn uống thoải mái, đồng thời đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com

Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share

Messenger
Nha khoa vinalign kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa vinalign Gọi ngay
Đặt lịch khám Đăng ký lịch khám