Mắc cài là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về chỉnh nha bằng mắc cài. Thực tế thì có nhiều loại mắc cài khác nhau được sử dụng trong việc niềng răng bằng mắc cài. Vậy thì loại mắc cài nào là tốt nhất? Đâu là lựa chọn tốt cho bạn khi chỉnh nha? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
(Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nam Bùi – chuyên gia chỉnh nha Nha khoa Vinalign.)
Mục lục
- Mắc cài là gì? Cấu tạo của mắc cài
- Mắc cài là một khí cụ giúp điều chỉnh răng đến vị trí mong muốn trong khi niềng răng mắc cài. Khi niềng răng mắc cài, người ta sẽ sử dụng các mắc cài chất liệu khác nhau để gắn lên bề mặt của răng. Đồng thời, kết hợp với các dây cung tạo ra lực kéo để đưa các răng đến những vị trí mong muốn.
- Mỗi hãng sẽ đưa vào mắc cài những thông số gồm: độ nghiêng, độ xoăn của rãnh mắc cài và độ dày của mắc cài. Đó là 3 thông số quan trọng nhất. Trong tiếng anh, bạn có thể tìm với tên gọi: độ tip, độ torque và độ in-out của mắc cài.
- Các loại mắc cài phổ biến hiện nay
- Sử dụng loại mắc cài nào khi niềng răng?
Mắc cài là gì? Cấu tạo của mắc cài
Mắc cài là một khí cụ giúp điều chỉnh răng đến vị trí mong muốn trong khi niềng răng mắc cài. Khi niềng răng mắc cài, người ta sẽ sử dụng các mắc cài chất liệu khác nhau để gắn lên bề mặt của răng. Đồng thời, kết hợp với các dây cung tạo ra lực kéo để đưa các răng đến những vị trí mong muốn.
Một hệ thống niềng răng có rất nhiều thứ gắn lên răng. Trong đó, hai phần quan trọng nhất là dây cung và mắc cài. Về cơ bản, dây cung có tác dụng tạo ra lực. Tuy nhiên, muốn truyền tải lực này lên răng theo ý muốn thì cần có các hạt mắc cài.
Cấu trúc cơ bản của mắc cài gồm: phần đế, cánh mắc cài và rãnh nằm giữa mắc cài để dây cung đi vào và tác động lực lên.
Trên đế mắc cài người ta tạo ra các khía. Các khía này để nhỏ keo vào , bác sĩ sẽ dán kính keo vào để dính lên mặt răng. Mắc cài tốt hay không thì các khía này tốt để giúp cho quá trình bám dính mắc cài tốt hơn. Phần trên đế của mắc cài gồm có hệ thống cánh mắc cài gồm 4 cánh. Mục đích của cánh mắc cài là để cho các chun hoặc dây thép cột các mắc cài vào dây cung khi mà các dây cung nằm giữa. Với hệ thống mắc cài tự động thì sẽ có những cái lẫy khóa để tự buộc lên dây cung.
Một phần quan trọng nữa của mắc cài là các rãnh. Rãnh gồm hai kích thước là 18 và 22 inch để đặt dây cung vào, tác động lực lên các rãnh. Ngoài ra trên mắc cài còn có Hook. Nó có tác dụng để móc chun và lò xo trên mắc cài để kéo các răng.
Mỗi hãng sẽ đưa vào mắc cài những thông số gồm: độ nghiêng, độ xoăn của rãnh mắc cài và độ dày của mắc cài. Đó là 3 thông số quan trọng nhất. Trong tiếng anh, bạn có thể tìm với tên gọi: độ tip, độ torque và độ in-out của mắc cài.
Độ tip – độ nghiêng của mắc cài.
Độ torque là góc nghiêng của rãnh mắc cài so với đế mắc cài là nghiêng bao nhiêu đô. Mỗi một hãng, họ sẽ xây dựng độ nghiêng khác nhau: 0 độ, 10 độ, 12 độ,…
Độ dày của mắc cài để răng đi ra, đi vào theo mục đích của dây cung.
Các loại mắc cài phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều các loại mắc cài. Chúng khác nhau về chất liệu, vị trí, cấu tạo,… Các loại mắc cài phổ biển nhất có thể kể đến như:
- Mắc cài kim loại: Đây là loại mắc cài được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mắc cài kim loại có thể làm bằng thép không gỉ, bạc hoặc thậm chí là vàng. Mắc cài kim loại có độ bền tốt và có khả năng chịu lực cao có thể giúp răng di chuyển đến vị trí mong muốn.
- Mắc cài bằng sứ: Được làm từ hợp kim gốm và các chất liệu vô cơ khác. Mắc cài có màu sắc khá giống răng thật nên có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, mắc cài bằng sứ thì khá dễ vỡ.
- Mắc cài tự khóa: Mắc cài có hệ thống dây cung hiện đại. Trên mắc cài có nắp trượt tự động giúp giữ dây cung vào trong khe mắc cài. Tuy nhiên mắc cài này khá dày.
- Mắc cài mặt trong: Mắc cài được gắn vào mặt trong của răng. Loại mắc cài này có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, trường hợp này áp dụng cho các trường hợp răng lệch lạc nhẹ và thời gian điều trị lâu.
Sử dụng loại mắc cài nào khi niềng răng?
Về cấu trúc đại thể, các hãng đều thiết kế mắc cài giống nhau. Cấu tạo đều gồm đế mắc cài, cánh mắc cài và có rãnh. Cơ bản là khác nhau về các thông số đưa vào trong mắc cài. Các bạn có thể lựa chọn mắc cài thường, mắc cài tự động hoặc là mắc cài sứ. Điều quan trọng nhất là trình độ, kiến thức của bác sĩ lựa chọn mắc cài phù hợp với từng trạng cụ thể.
Ví dụ như trong chỉnh nha có nhổ răng, bác sĩ sẽ phải lựa chọn mắc cài có độ tip, độ torque như thế nào cho phù hợp. Hoặc là trường hợp răng bị móm, răng bị quặp thì bác sĩ phải lựa chọn hệ thống mắc cài như thế nào?
Khi nói về mắc cài là gì và tầm quan trọng trong chỉnh nha thì:
- Mỗi hãng sẽ đưa ra các công thức sản xuất mắc cài với những thông số khác nhau.
- Mắc cài là yếu tố quan trọng đế truyền tải lực từ dây cung đến răng và nó là bộ phần trung gian.
- Răng di chuyển như thế nào là phụ thuộc vào thông số của mắc cài.
- Việc lựa chọn mắc cài loại nào không quan trong bằng việc bác sĩ lựa chọn loại mắc cài nào trong từng trường hợp cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
Niềng răng mắc cài ở Hà Nội chỗ nào tốt? 5 địa chỉ niềng răng mắc cài uy tín
Gắn mắc cài có đau không?Cận cảnh quy trình gắn mắc cài chuẩn hóa
Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất các vấn đề về niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:
Địa chỉ:
Hà Nội: 71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702 – 096.359.4566 – 098.678.66.33
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com
One thought on “Mắc cài là gì? Niềng răng bằng mắc cài nào là tốt nhất?”