Bàn chải điện & Máy tăm nước – Chuyên gia mách bạn cách chọn phù hợp

Bàn chải điện & Máy tăm nước – Chuyên gia mách bạn cách chọn phù hợp

Bàn chải điện & máy tăm nước là những dụng cụ vệ sinh răng miệng phổ biến thường dùng bởi rất nhiều người. Mọi người có thể lựa chọn những dụng cụ này để giúp cho quá trình vệ sinh răng miệng tốt hơn. Nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khác nhau. Vậy liệu đâu mới là sự lựa chọn đúng đắn và thông minh nhất? 

Mời bạn đọc thông tin bài viết dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp nhất! 

1. Bàn chải điện & máy tăm nước – Cách sử dụng bàn chải điện

Bàn chải điện giúp bạn có thể loại bỏ sạch các mảng bám và chải răng được đồng đều. Đánh răng hai lần mỗi ngày – sáng và tối – chải răng ít nhất hai phút cho mỗi lần. Làm sạch cả hai mặt của răng – mặt ngoài (cạnh má và môi) và mặt trong (cạnh lưỡi hoặc vòm miệng). Hãy đảm bảo bạn làm sạch đồng đều trên tất cả các răng: trên và dưới, trong và ngoài.

Cách chải đúng:

  • Khi đánh răng, hãy nghiêng bàn chải một góc 45 độ ở chân răng. Đây là vị trí tích tụ nhiều mảng bám nhất.
  • Sử dụng một lượng kem đánh răng có chứa florua bằng hạt đậu.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua là cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng – nó có thể bảo vệ chống lại các lỗ hình thành trên răng cần được nha sĩ trám lại.
Bàn chải điện & máy tăm nước
Bàn chải điện là loại bàn chải hiện đại giúp làm sạch sâu mảng bám

2. Những mẹo giúp chải răng tốt hơn

Dưới đây là 5 mẹo giúp đánh răng tốt hơn mỗi ngày: 

1. Thông thường, người ta có xu hướng chải răng từ 45 đến 70 giây mỗi ngày. Trong khi đó, khoảng thời gian được khuyến nghị của các chuyên gia cho việc đánh răng hoàn hảo là ít nhất 2 phút, hai lần mỗi ngày.

2. Chải răng đúng kỹ thuật đảm bảo giúp bạn loại bỏ mảng bám hiệu quả.

3. Bàn chải đánh răng điện có thể loại bỏ nhiều hơn 100% mảng bám trên răng so với bàn chải đánh răng thủ công thông thường.

4. Chải răng nhẹ nhàng với áp lực vừa phải đảm bảo không làm tổn thương nướu. Đánh răng mạnh hơn và nhanh hơn không phải là câu trả lời để cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn.

5. Đảm bảo rằng bạn đã chải toàn bộ các khu vực trong miệng. Điều này giúp bạn có sức khỏe răng miệng toàn diện. Bạn cũng cần phải chải tất cả các mặt của răng và bề mặt lưỡi.

Bàn chải điện & Máy tăm nước
Nghiêng bàn chải 45 độ để đánh răng

3. Bàn chải điện & Máy tăm nước – Cách sử dụng máy tăm nước đúng cách 

Các bước sử dụng máy tăm nước:

  • Bước 1: Đổ đầy bình chứa nước của máy với nước ấm, đặt bình nước gắn chặt vào thân máy. Nếu đang gặp tình trạng viêm lợi khi niềng răng, bạn có thể pha nước sát khuẩn, nước muối sinh lí…để giảm bớt tình trạng này.
  • Bước 2: Cúi người thấp về phía trước, đặt đầu tăm vào miệng, bật máy lên và bắt đầu công việc rửa sạch răng. Giữ tay cầm luôn vuông góc 90° so với bề mặt răng để phun nước. Dòng nước chảy ra liên tục đều đặn sẽ rửa trôi mảng bám ở vùng kẽ răng. 

Nên bắt đầu từ phía răng hàm trong cùng, di chuyển đầu tăm từ mặt ngoài, mặt nhai, mặt trong sao cho tạo thành một góc 90 độ so với răng và nướu để dòng nước chảy ra liên tục, đều đặn. Lưu ý, khi đưa đầu tăm qua các kẽ răng nên dừng lại một chút để đánh bật hết các mảng bám. Thực hiện theo một vòng tròn hết toàn bộ các răng. Nên tập trung vào vùng cổ răng, sát đường viền nướu và vùng kẽ răng. Thông thường, quá trình dùng máy cho toàn bộ miệng sẽ mất tầm 2 phút.

  • Bước 3:  Sau khi thực hiện xong quá trình vệ sinh, tắt máy tăm nước và đổ phần nước còn dư đi, tháo đầu tăm, làm sạch và để nơi khô ráo để tránh vi khuẩn phát triển bên trong
bàn chải điện & máy tăm nước
MÁY TĂM NƯỚC GIÚP LÀM SẠCH CÁC MẢNG BÁM, CẶN THỨC ĂN

4. Tổng kết 

Bạn có đang sử dụng máy tăm nước hoặc bàn chải điện không? Bạn có câu hỏi nào thắc mắc liên quan đến chủ đề này hãy nhắn tin cho Vinalign biết với nhé!

Hà Nội: 71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign

Bài viết được đón đọc nhiều nhất:

Gắn mắc cài có đau không?Cận cảnh quy trình gắn mắc cài chuẩn hóa

Gắn mắc cài có đau không?Cận cảnh quy trình gắn mắc cài