Chảy máu chân răng là một trong những vấn đề gặp phổ biến ở rất nhiều người. Tình trạng này thường xuyên xảy ra và mọi người thường có xu hướng lơ đi vì cho rằng đó chỉ là một vấn đề rất nhỏ.
Nhưng sự thật về tình trạng chảy máu chân răng và những sự thật không ngờ tới là gì? Hãy cùng đọc hết thông tin dưới đây, bạn nhé!
1. Nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng chảy máu chân răng
Dưới đây là một số những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng chảy máu chân răng đó là:
- Tình trạng viêm lợi:
Hầu hết mọi người bị viêm lợi khi mảng bám ở trên đường viền nướu quá lâu. Mảng bám răng xuất hiện khi các mảnh vụn và vi khuẩn bám trên răng của bạn.
Đánh răng loại bỏ mảng bám và có thể ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, mảng bám có thể ở lại trên đường viền nướu nếu bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách.
Nếu mảng bám không được loại bỏ, nó có thể cứng lại thành cao răng (vôi răng), làm tăng chảy máu. Sự tích tụ của mảng bám gần nướu răng của bạn lâu ngày cũng có thể gây ra viêm nướu.
- Tình trạng viêm nha chu:
Viêm nha chu có thể xảy ra khi tình trạng viêm nướu trở nên nặng hơn. Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu, xương hàm và các mô nâng đỡ kết nối răng và nướu của bạn. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lung lay hoặc rụng.
- Tình trạng thiếu hụt Vitamin:
Sự thiếu hụt Vitamin C và Vitamin K cũng có thể khiến nướu răng dễ bị chảy máu. Vậy nên đừng quên bổ sung 2 loại vitamin này vào khẩu phần ăn hàng ngày của bạn nhé!
Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
- trái cây và nước trái cây họ cam quýt
- bông cải xanh
- dâu tây
- cà chua
- Khoai tây
- ớt chuông
Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:
- cải xoong
- cải xoăn
- rau chân vịt
- rau diếp
- đậu nành
- dầu ô liu
2. Các nguyên nhân khác & Cách điều trị
Nguyên nhân: Những người đeo răng giả đôi khi có thể bị chảy máu nướu răng. Mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu nướu. Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai có thể khiến nướu nhạy cảm hơn. Rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông và bệnh bạch cầu cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nướu răng.
Cách điều trị: Vệ sinh răng miệng tốt là bước đầu tiên để kiểm soát chảy máu nướu răng. Có một điều mà Vinalign muốn mách bạn, đó là súc miệng bằng nước muối ấm cũng có thể giúp làm dịu nướu bị sưng dễ chảy máu. Hơn nữa, hãy sử dụng bàn chải đánh răng mềm. Lông bàn chải cứng có thể khiến tình trạng chảy máu chân răng của bạn nặng thêm.
Đừng để tình trạng chảy máu nướu diễn ra quá lâu, hãy đến nha khoa để xác định xem sức khỏe răng miệng có phải là vấn đề cơ bản gây ra chảy máu nướu răng của bạn hay không. Nên nhớ rằng, tùy theo tình trạng mà kế hoạch điều trị sẽ khác nhau đấy nhé!
Bài viết liên quan:
Các giai đoạn niềng răng cơ bản – Giai đoạn nào là quan trọng nhất?
Dán sứ Veneer – răng đẹp trong một nốt nhạc
Cấy ghép Implant – nên hay không?
Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất về vấn đề niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702 hoặc 098.675.2233
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com