Đau khớp thái dương hàm có những ảnh hưởng gì nguy hại?

Đau khớp thái dương hàm là biểu hiện của việc tình trạng răng miệng của bạn đang gặp các vấn đề về khớp cắn. Chứng bệnh này tuy không thực sự có nhiều nguy hại cho người bệnh nhưng nó cũng khiến cho người mắc phải gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.

Cụ thể nguyên nhân và giải pháp cho chứng bệnh khớp thái dương hàm là gì? Bạn không nên bỏ qua bài viết này!

1. Nguyên nhân của chứng bệnh đau khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là loại khớp động duy nhất của phần sọ mặt. Cấu tạo của khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Diện khớp của xương hàm dưới
  • Diện khớp của xương thái dương
  • Cùng các thành phần khác như: bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa.

Vai trò của khớp thái dương hàm rất quan trọng, nó giúp cho hàm có thể đóng, mở để thực hiện được các hoạt động như ăn, nuốt, nhai, nói…

Có rất nhiều nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng đau khớp thái dương hàm, cụ thể những nguyên nhân đó là:

  • Nguyên nhân 1: Các vấn đề như nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, tình trạng thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân gây nên chứng bệnh đau khớp thái dương hàm.
  • Nguyên nhân 2: Các tai nạn, chấn thương, va đập tác động vào vùng khớp thái dương hàm cũng la nguyên nhân gây nên chứng bệnh này.
  • Nguyên nhân thứ 3: Tật nghiến răng khi ngủ khiến cho tác động lực lên cơ hàm mạnh và kéo dài trong suốt thời gian ngủ là nguyên nhân gây nên vấn đề đau nhức khớp. Bên cạnh đó, khi bạn có thói quen nghiến chặt răng khi căng thẳng, mệt mỏi cũng gây nên vấn đề về bệnh đau khớp.
  • Nguyên nhân thứ 4: Chứng bệnh đau, viêm khớp thái dương hàm cũng có thể xuất phát điểm từ di truyền. Chứng bệnh sẽ rõ ràng hơn khi người bệnh ở độ tuổi trung niên (khoảng 30-50 tuổi). Đặc biệt ở phụ nữ sẽ dễ gặp phải vấn đề này hơn ở nam giới.
Tình trạng viêm khớp thái dương hàm khiến bạn cảm thấy không thoải mái

2. Biểu hiện của chứng bệnh đau khớp thái dương hàm

Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm là một nhóm các biểu hiện như:

  • Đau
  • Tiếng kêu khớp
  • Khó há miệng ở 1 hoặc 2 bên hàm
  • Khó chịu ở vùng khớp thái dương hàm, có thể lan xuống vùng cổ.

Cụ thể các biểu hiện của bệnh loạn năng khớp thái dương hàm được thể hiện rõ qua các dấu hiệu:

  • Biểu hiện ở cơ nhai: Khi cơ nhai, cơ thái dương vùng mặt có biểu hiện bị đau mỏi, căng nhức thì đó là một trong số những dấu hiệu của bệnh. Cơn đau có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau tại các cơ. Cơn đau xuất hiện khi bạn thực hiện việc nhai quá nhiều, ăn các đồ ăn cứng, dai…
  • Biểu hiện tại khớp: Biểu hiện rõ nhất đó là khớp hàm bị đau khi ăn nhai. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng bạn sẽ nghe thấy tiếng kêu “cộc, cộc” mỗi khi há miệng hoặc ngáp. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào âm thanh tiếng kêu đó. Trong trường hợp nhẹ thì tiếng kêu “cộc, cộc” chỉ có bạn nghe tiếng và nặng là khi người bên cạnh bạn cũng nghe được thấy âm thanh đó.
  • Biểu hiện giãn khớp: Độ rộng của khuôn miệng bình thường được ước lượng qua việc đưa vừa 3 ngón tay cùng lúc vào miệng. Nhưng đối với người bị giãn khớp thì có thể đưa vừa 5 ngón tay vào miệng. Đây là giai đoạn bị giãn khớp thái dương hàm giai đoạn kế cận sẽ là giai đoạn trật khớp thái dương hàm.
đau khớp thái dương hàm
Há miệng lớn khi ngáp ngủ có thể tạo ra tiếng kêu

3. Phương pháp khắc phục tình trạng đau khớp thái dương hàm

Chính những ảnh hưởng đáng kể của bệnh lý này nên bạn cần phải được đi thăm khám và điều trị một cách nhanh chóng và kịp thời. Vì nếu bạn để lâu thì sẽ có những hậu quả và ảnh hưởng xấu về sau.

Tại nha khoa Vinalign có dịch vụ điều trị viêm khớp nhằm giúp bạn có thể loại bỏ được bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. Dưới đây là cách điều trị bệnh viêm khớp tại nha khoa:

  • Điều trị bệnh lý này chúng ta có thể lựa chọn một trong các biện pháp nha khoa như chọc rửa khớp, nhổ răng, trồng răng giả, niềng răng. Phương pháp chỉnh nha được ưu tiên hơn cả.
  • Tập các bài tập để điều trị viêm khớp: Bài tập về giãn hàm: Người bệnh để lưỡi ngay mặt sau của hàm răng trên, sau đó tách rời hai hàm từ từ để thả lỏng các cơ hàm. Bài tập thứ hai là căng cằm: Tư thế ưỡn ngực, đưa cằm căng ra trong vòng 3 giây. Thường xuyên thực hành bài tập này trong 10 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả mà các bài tập mang lại.
Bác sĩ Nam Bùi chia sẻ về kiến thức về chứng bệnh thái dương hàm

Có thể bạn quan tâm:

Niềng răng mắc cài ở Hà Nội chỗ nào tốt? 5 địa chỉ niềng răng uy tín nhất!

Tại sao nên niềng răng – nụ cười rạng rỡ và còn gì nữa?

Đến với nha khoa Vinalign bạn sẽ trực tiếp được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, hiên đại nhất. Khi bạn quan tâm tới tình trạng sức khỏe của răng miệng và các bệnh lý liên quan thì bạn nên chọn cho mình một nha khoa uy tín và chất lượng để trao gửi niềm tin.

Bạn có thể tham khảo, tìm hiểu và thăm khám tại Vinalign – Phòng Khám Nha Khoa Hà Nội!

Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất các vấn đề về niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 096.359.4566 hoặc 098.678.66.33
Facebook: Trung Tâm Khay Chỉnh Nha Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/