Mục lục
Những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng?
Những thói quen xấu gây nên vấn đề răng bị sai kiểu hình khớp cắn hoặc khiến răng gặp nhiều vấn đề, bệnh lý. Có rất nhiều thói quen không tốt mà bạn vẫn đang ngày ngày mắc phải, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Vậy những thói quen đó là gì? Liệu bạn có đang mắc phải hay không?
Hãy xem bài viết này để hiểu rõ hơn về chủ đề ngày hôm nay!
1. Những thói quen xấu gây ảnh hưởng răng miệng?
Những thói quen xấu này thông thường sẽ gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Mời bạn đọc thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn:
1.1 Những thói quen xấu – Thói quen mút tay
Thói quen mút ngón tay, chủ yếu là ngón cái hay gặp ở trẻ. ⅔ trẻ em có thói quen này. Thông thường, nó sẽ chấm dứt trước 5 tuổi. Và nó phụ thuộc vào cường độ, tần suất, thời gian kéo dài của thói quen cũng như vị trí đặt ngón tay. Ví dụ trẻ mút ngón tay với một lực lớn như không liên tục thì cũng không gây nên di chuyển răng. Nhưng mút liên tục hơn 6h thì sẽ gây nên những chuyển động đáng kể.
Mút ngón tay là phản xạ sau khi sinh. Đây là phản xạ chức năng cơ thần kinh và là phản xạ bản năng sinh tồn. Mút ngón tay hay gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi, khoảng 50%. Tuy nhiên, con số này có thể giảm vào lúc 6 tuổi chỉ còn 15% – 20 %. Từ 9- 14 tuổi thì số lượng này giảm còn 5%.
Các triệu chứng lâm sàng bao gồm:
- Răng trên mọc nghiêng ra phía môi và làm thưa các răng.
- Răng độ cắn chìa và cắn hở. Hở vùng răng cửa do vị trí đặt của ngón tay.
- Hẹp hàm trên có thể xảy ra do sự mất cân bằng về hệ thần kinh cơ miệng. Khi mút làm má hóp lại làm hàm tóp vào.
1.2 Tình trạng thở miệng
Đây là thói quen xấu cực kỳ gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thần kinh, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt của hệ thống cơ. Thở miệng và những liên quan của nó đến khớp cắn sai lệch là một vấn đề phức tạp. Nguyên nhân thở miệng gồm:
- Do giải phẫu
- Do sinh lý
- Đường thở bị cản trở (do phì đại amidan mãn tính).
Tình trạng này gặp phổ biến ở cả trẻ em và người lớn.
1.3 Những thói quen xấu khác
Mút núm vú giả
Giống hậu quả của mút ngón tay.
Nghiến răng
Khi bé nghiến chặt hàm răng rất mạnh, đặc biệt khi đang ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân.
Cắn móng tay
Thói quen cắn móng tay khá nguy hiểm. Nó làm tổn thương các cấu trúc về giải phẫu ở tay, làm ảnh hưởng đến các răng: gây mòn răng, tổn thương răng,…
2. Khám răng định kỳ giúp loại bỏ thói quen xấu
Khi đi khám răng định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện ra những rất thường về tình trạng răng. Từ đó, bác sĩ sẽ có những phương pháp giúp bạn loại bỏ thói quen xấu. Đồng thời giúp khắc phụ các vấn đề của răng.
Nha khoa Vinalign là địa chỉ nha khoa bạn có thể tham khảo để khám răng định kỳ cho cả gia đình.
Trên đây là chủ đề thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội: 71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Bài viết được đón đọc nhiều nhất:
Gắn mắc cài có đau không?Cận cảnh quy trình gắn mắc cài chuẩn hóa
Gắn mắc cài có đau không?Cận cảnh quy trình gắn mắc cài
Niềng răng mắc cài ở Hà Nội chỗ nào tốt? 5 địa chỉ niềng răng uy tín nhất