Nếu một lúc nào đó bạn soi gương và phát hiện ra các đốm trắng trên răng thì hãy cẩn thận! Nó có thể báo hiệu rằng bạn đang chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Mục lục
1. Những đốm trắng trên răng là gì?
Các đốm trắng thường là kết quả của tình trạng nhiễm Flour.
Nhiễm Flour là gì?
Răng nhiễm Fluor được xem là bệnh lý do tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng fluor gây nên. Việc dư thừa này làm thay đổi hình thái của men răng lúc đầu, thường diễn biến nhanh hơn ở giai đoạn phát triển răng nướu. Điều này đồng nghĩa rằng, bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ em có nguy cơ răng nhiễm fluor cao hơn người lớn.
2. Nguyên nhân gây ra các đốm trắng trên răng
2.1 Mất khoáng men răng gây ra các đốm trắng
Lớp men trên răng mỏng hơn hoặc có ít khoáng hơn bình thường. Các vết rỗ được hình thành trên bề mặt răng khiến răng dễ bị nhiễm màu và sâu răng.
Ngoài ra, tình trạng vôi hóa, khoáng hóa thường xảy ra khi răng đang phát triển. Đó thường là kết quả của việc nhiễm trùng, bệnh thủy đậu không được chẩn đoán.
2.2 Flourua
Việc xuất hiện đốm trăng trên răng thường là do đã nhận được quá nhiều Flourua trong thời gian răng còn phát triển ở dưới nướu. Flourua không làm hỏng răng nhưng nó khiến cho răng trở nên không đều màu, gây ra những đốm trắng ở trên răng.
Để phòng ngừa tình trạng này, hãy hạn chế không cho trẻ nuốt quá nhiều kem đánh răng khi còn nhỏ. Cho trẻ sử dụng đúng lượng kem đánh răng hàng ngày và chọn kem đánh răng phù hợp với trẻ.
2.3 Niềng răng bị vôi hóa
Khi đeo niềng răng, bạn dễ bị vôi hóa vì các phụ kiện trong miệng tạo ra nhiều kẽ hở để các mảnh thức ăn và vi khuẩn bị mắc kẹt. Đồng thời, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ. Sự tích tụ mảng bám xung quanh mắc cài này ăn mòn bề mặt răng và các đốm trắng sẽ càng trở nên rõ ràng hơn khi tháo mắc cài.
2.4 Vệ sinh răng miệng kém/tích tụ nhiều mảng bám
Nếu không chải răng đầy đủ 2 lần mỗi ngày, không sử dụng chỉ nha khoa sẽ khiến răng dễ bị tổn thương, xuất hiện mảng bám. Khi mảng bám phát triển, nó sẽ tích tụ và dần dần ăn đi chất dinh dưỡng, men răng trên bề mặt răng, gây ra quá trình khử khoáng.
Cách dùng bàn chải điện đúng cách
2.5 Chế độ ăn
Chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Việc tiêu thụ một lượng lớn đường, đồ uống có ga, trái cây họ cam quýt đều có thể có tác hại cho răng.
Dành cho bạn:
6 thực phẩm gây hại cho răng – ăn nhiều sẽ khiến bạn phải hối hận
2.6 Nhiễm Tetracycline
Tetracycline là một loại kháng sinh đã được sử dụng để điều trị một số tình trạng y tế có chứa dụng phụ là răng bị ố vàng. Nhiễm tetracycline thường ảnh hưởng đến trẻ em nếu mẹ dùng trong thời kỳ mang thai hoặc khi dùng kháng sinh khi còn rất nhỏ.
2.7 Khô miệng
Tình trạng khô miệng thường do sử dụng thuốc gây ra. Nếu không sản xuất đủ nước bọt, các axit ăn mòn men răng sẽ không trung hòa và do đó bắt đầu bị mòn.
Cũng giống như niềng răng gây ra tình trạng mất răng, các đốm trắng là những khu vực mà sâu răng sớm đã lành.
Có thể bạn quan tâm:
Cảnh báo! Nguy cơ khô miệng từ 9 loại thuốc phổ biến
3. Làm thế nào để loại bỏ các đốm trắng trên răng?
3.1 Xử lý tại nhà
Để ngăn ngừa tình trạng đốm trắng trên răng cần phải có thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa. Nếu bạn là cha mẹ, hãy đảm bảo con bạn không nuốt quá nhiều kem đánh răng.
3.2 Xử lý với bác sĩ nha khoa
Khi xuất hiện tình trạng đốm tắng trên răng, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ. Để loại bỏ chúng, nha sĩ có thể làm cứng lại bề mặt.
- Tẩy trắng răng
- Dán sứ Veneer
4. Ngăn ngừa đốm trắng trên răng thế nào?
Có một số điều bạn có thể làm để kiểm soát sự xuất hiện tiềm ẩn của các đốm trắng trên răng:
- Chải răng thường xuyên
- Dùng chỉ nha khoa thường xuyên
- Uống nước
- Giảm lượng đường và axit
- Ăn các bữa chính thay vì ăn vặt
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor cho con bạn