Răng nhạy cảm: Nguyên nhân, ngăn ngừa và cách điều trị

Răng nhạy cảm là một vấn đề răng miệng cực kỳ phổ biến. Hầu hết mọi người đều có thời điểm cảm thấy răng bị ê buốt và nhói.

Tình trạng tưởng chừng nhỏ nhặt này lại có thể khiến bạn khó chịu, khó ăn uống và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống.

Vậy làm thế nào khi răng nhạy cảm? Đừng bỏ qua chia sẻ ngay sau đây!

1. Nguyên nhân phổ biến gây răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm có nhiều nguyên nhân gây ra. Trong nhiều trường hợp, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách là thủ phạm gây ra tình trạng này.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng nhạy cảm:

  • Nghiến răng: Việc nghiến răng hoặc nghiến hàm dần dần làm mòn men răng khiến dây thần kinh bên dưới bị lộ ra ngoài.
  • Vết nứt răng nhỏ: Nứt răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm cắn thức ăn cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Các vết nứt răng này làm lộ tủy răng làm răng nhạy cảm dẫn đến đau nhức.
  • Đánh răng mạnh: Sử dụng bàn chải có lông cứng hoặc đánh răng quá mạnh có thể từ từ phá hỏng men răng. Men răng mòn sẽ gây ra ê buốt.
  • Ăn thực phẩm có tính axit: Ăn các loại trái cây có tính axit như cam, bưởi, chanh thường xuyên có thể làm xòi mòn men răng của bạn.
  • Sử dụng nước súc miệng có tính axit: Dùng nước súc miệng quá nhiều lần trong ngày có thể gây hại nhiều hơn lợi. Nước súc miệng có chứa cồn hoặc có độ Ph thấp có thể làm mòn răng dẫn đến ê buốt răng.
răng nhạy cảm
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit làm tăng nguy cơ nhạy cảm răng

Hiện tượng ê buốt răng cũng có thể xảy ra nếu bạn vừa làm trắng răng hoặc thực hiện một quy trình nha khoa khác như lấy cao răng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, đừng ngại ngần hỏi ý kiến của nha sĩ về cách khắc phục để giảm bớt tình trạng ê buốt.

2. Mẹo ngăn ngừa sự nhạy cảm của răng

Giảm các triệu chứng ê buốt răng và ngăn ngừa chúng trong tương lai là cách tốt nhất để chấm dứt cơn đau. Xác định lý do khiến răng bạn bị ê buốt là bước đầu tiên. Sau đó, nha sĩ có thể giúp bạn ngăn ngừa các tình trạng răng miệng xấu hơn có thể xảy ra.

Ví dụ, nếu bạn chải mạnh hoặc sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng, hãy chuyển sang bàn chải lông mềm. Bạn cũng có thể nhờ nha sĩ giới thiệu loại bàn chải phù hợp.

Nếu việc sử dụng quá nhiều đồ uống và thực phẩm có tính axit, bạn hãy xác định chúng và hạn chế bớt trong chế độ ăn của mình.

Bưởi, chanh, củ cải đường, cam, ngô,… đều là những loại thực phẩm có tính axit cao. Ngoài ra còn các thực phẩm khác chứa lượng axit đáng kể mà bạn không biết đến như sữa chua, sốt mayonnaise, mù tạt,…

Chuyển sang nước súc miệng có hàm lượng axit thấp hoặc nước súc miệng cũng có thể giúp ngăn ngừa mòn răng. Yêu cầu nha sĩ giới thiệu các loại nước súc miệng an toàn và không làm hỏng răng của bạn.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ê buốt răng là tiếp tục thói quen vệ sinh răng miệng, bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày và gặp nha sĩ ít nhất hai lần một năm.

răng nhạy cảm
Sử dụng kem đánh răng cho răng bị nhạy cảm

3. Điều trị cho răng nhạy cảm

Thật không may, đôi khi xác định được nguyên nhân răng nhạy cảm và thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không thể giúp giảm đau.

Nha sĩ sẽ có một vài lựa chọn có thể giúp bạn giải quyết tình trạng răng khó chịu.

Dưới đây là một số những lựa chọn điều trị phổ biến nhất mà bạn có thể thực hiện:

  • Kem đánh răng ngừa mẫn cảm: Nha sĩ có thể giới thiệu giúp bạn loại kem đánh răng cho răng nhạy cảm.Thành phần hoạt tính trong nhiều loại kem đánh răng này là kali nitrat. Nó hoạt động bằng cách ngăn ngừa thực phẩm và đồ uống gây kích ứng ngà răng. Có thể mất vài tuần để kem đánh răng phát huy tác dụng.
  • Phương pháp điều trị bằng florua: Bọt, gel có fluor được bôi lên răng để giúp men răng chắc khỏe.
  • Các phương pháp xử lý liên kết. Trong một số trường hợp, chất kết dính là cách tốt nhất để bảo vệ men răng và ngà răng.
  • Máng bảo vệ miệng: Nếu nghiến răng hoặc nghiến chặt hàm gây ê buốt răng, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên đeo miếng bảo vệ miệng. Thiết bị bảo vệ thường được đeo vào ban đêm, khi chứng nghiến răng thường là tồi tệ nhất.
răng nhạy cảm
Dùng mảng bảo vệ miệng khi chơi thể thao để bảo vệ răng tốt

Khi không có lựa chọn nào nêu trên thành công, nha sĩ có thể đề nghị một phương pháp triệt để hơn để giảm bớt sự khó chịu của răng nhạy cảm. Ví dụ, sửa chữa răng bị sâu bằng miếng trám hoặc mão răng thường sẽ làm giảm ê buốt ở những răng cụ thể. Thông thường, biện pháp cuối cùng là lấy tủy răng, bao gồm việc đào sâu vào răng bị ảnh hưởng và loại bỏ tủy và dây thần kinh.

Răng ê buốt là một vấn đề phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vệ sinh răng miệng không đúng cách đến việc thưởng thức thực phẩm có tính axit. Nếu bạn đang đau đầu với hàm răng nhạy cảm, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia tại Nha khoa Vinalign để được hỗ trợ tốt nhất!

Có thể bạn quan tâm:

Điều trị tủy răng – tất cả những gì bạn cần biết để tránh mất răng

Tại sao bạn cần đến gặp nha sĩ khi bị viêm nha chu

Răng lung lay và đau khi niềng răng có bình thường hay không