Rất nhiều bạn niềng răng hay thắc mắc: Gắn mắc cài có đau không? Những chia sẻ sau đây sẽ bật mí giúp bạn về quá trình quan trọng nhất khi niềng răng mắc cài này!
Mục lục
Gắn mắc cài có đau không?
Việc niềng răng bằng mắc cài khiến cho nhiều người lo lắng không biết có đau hay không? Thực tế thì khi gắn mắc cài, nếu được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm, bạn sẽ không thấy đau. Trong quá trình gắn hạt mắc cài, bạn sẽ chỉ thấy hơi khó chịu một chút.
Sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cơn đau. Nguyên nhân là các dây cung môi bắt đầu tác động lực. Khi gặp các tác động lực đầu tiên, người niềng răng sẽ gặp đau âm ỉ.
Quy trình gắn hạt mắc cài chuẩn hóa tại Vinalign
Bước đầu tiên, bạn sẽ được vệ sinh răng, lấy cao răng, đánh bóng bề mặt răng cho bệnh nhân. Điều này là bắt buộc và đây là bước cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp cho quá trình chúng ta gắn mắc cài được thuận lợi hơn rất nhiều.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy chun tách khe ra. Chun được đặt trước đó khoảng 1 tuần để có tác dụng tách các kẽ răng ra. Khi làm việc này, chúng ta mới có thể đặt được các band vào răng cối.
Quy trình gắn band – khâu lên răng. Về bản chất, band là một vòng sắt có hàn các ống. Vòng sắt có tác dụng ôm lấy toàn bộ răng. Ống có vai trò luồn các dây cung vào. Khi chúng ta giật chun tách khe ra, bác sĩ sẽ thử xem khâu có vừa với răng hay không. Band được gắn bằng chất xi măng nha khoa. Chất này có độ dính cao giúp chống sâu răng, không gây kích ứng. Xi măng được đưa vào trong lòng band sau đó được đưa vào răng để dán dính.
Trong quá trình này, có thể có một lớp xi măng trào ra. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ là cây ấn band để ấn band xuống hết và vừa khít. Trong khoảng 10 phút thì chất xi măng sẽ cứng lại và giúp khâu dính chặt lên răng. Bác sĩ sẽ lấy hết các chất xi măng thừa bằng bông khi mà nó chưa đông cứng hẳn. Quá trình này cần được thực hiện cẩn thận để tránh chất xi măng còn sót lại có thể gây viêm lợi.
Bác sĩ sẽ tục thao tác, giật tiếp chun tiếp theo ra và lấy band khác để thao tác. Việc gắn khâu ở răng cối chiếm ít thời gian.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện công đoạn thứ 2, gắn các hạt mắc cài lên các răng còn lại. Đây là công đoạn chính của quy trình niềng răng.
Sau khi gắn mắc cài, khi ăn nhai, các hạt mắc cài có bị bung ra?
Ngoài thắc mắc: Gắn mắc cài có đau không, nhiều người còn băn khoăn: Sau khi gắn mắc cài, các hạt mắc cài có dễ bung ra không? Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và sau đây là lời giải thích:
Tiếp tục quy trình, bác sĩ sử dụng etching 37% axit photphoric để etching bề mặt răng. Bản chất của axit là tạo nên các vi lỗ trên bề mặt men răng. Việc tạo ra các vi lỗ này là cơ chế để cho các mắc cài bám trên bề mặt men răng tốt hơn. Nó được gọi là bám dính vi cơ học. Bác sĩ sẽ bôi axit này lên bề mặt răng cần cài. Loại etching này hoàn toàn không gây hại cho cơ thể và được nhập khẩu chính hãng từ Pháp.
Sau khi xử lý bề mặt axit với thời gian xử lý 30s, bác sĩ sẽ rửa lại răng bằng nước sạch để đảm bảo rửa trôi hết axit đi. Bác sĩ sẽ cho bông vào và thổi khô bề mặt răng. Lúc này thì các vi lỗ trên bề mặt men răng đã hoàn thành. Trong quá trình này, người làm răng phải cách ly nước bọt rất tốt. Đây là yếu tố đảm bảo các hạt mắc cài bám dính trên bề mặt men răng tốt nhất. Nếu chúng ta để nước bọt bám trở lại trên bề mặt thì có thể khiến mắc cài bị bong.
Sau khi thổi khô, chúng ta chúng keo bôi lên bề mặt răng vừa xử lý xong. Keo sẽ tạo độ bám dính tốt nhất cho mắc cài. Tiếp đến, bác sĩ sẽ đưa hạt mắc cài vào trong răng của bệnh nhân. Các hạt mắc cài rất quan trọng. Đế mắc cài được thiết kế tinh xảo để tạo ra độ lưu do đó nên các mắc cài không chính hãng thì rất dễ bị bong.
Bác sĩ bôi lớp keo mỏng lên mắc cài và gắn lên răng đã được xử lý. Bác sĩ sẽ sử dụng thước để định vị chính xác vị trí hạt mắc cài trên bề mặt răng. Bác sĩ gán dần từng vị trí, từng các răng. Thước định vị xác định vị trí 3 chiều được sử dụng thường xuyên trong lúc gắn mắc cài. Tiếp đền bác sĩ chiếu đèn để làm cứng keo. Chiếu đủ thời gian để keo được cứng hoàn toàn.
Sau khi đã gắn được hết các mắc cài cần thiết, bác sĩ sẽ bắt đầu bước đi dây cung. Dây cung được sử dụng có đặc tính siêu đàn hồi và tính nhớ. Nó có thể bẻ, uốn theo 3 chiều không gian thoải mái nhưng chúng vẫn có thể trở lại tình trạng ban đầu. Hàm răng dù có chen chúc, lệch lạc ra sao, khi đi dây cung vào thì các răng sẽ chạy theo đúng hình dạng của dây cung. Bác sĩ sẽ đưa dây cung vào lẫy và khóa lẫy lại.
Niềng răng tại nha khoa Vinalign
Tại nha khoa Vinalign, quy trình niềng răng mắc cài được thực hiện chuẩn hóa. Các bác sĩ tại nha khoa Vinalign sẽ trực tiếp tiến hành thăm khám và tư vấn cho khách hàng. Các bước niềng răng bằng mắc cài đều được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Khi niềng răng tại nha khoa Vinalign, bạn sẽ tiến hành ký hết hợp đồng niềng răng. Đó là lời cam kết và đảm bảo quyền lợi, hiệu quả tối đa cho khách hàng. Đây là điều mà không phải nha khoa nào cũng có thể thực hiện.
Niềng răng tại nha khoa Vinalign được thực hiện với các máy móc nha khoa hiện đại. Vinalign tự hào luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong chỉnh nha.
Dịch vụ tận tình là một trong những ưu điểm của nha khoa Vinalign. Khách hàng đến Vinalign sẽ được tư vấn, đón tiếp chu đáo. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên của Vinalign luôn nỗ lực để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam: Địa chỉ: Hà Nội: 71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh Hotline: 096.359.4566 hoặc 098.678.66.33 Website: https://vinalign.vn Email: info@vinalign.com |
Bài viết được xem nhiều nhất:
7 thoughts on “Gắn mắc cài có đau không?Cận cảnh quy trình gắn mắc cài chuẩn hóa”