Mắc cài sứ là loại mắc cài được ưu chuộng bởi phần đông mọi người. Do tính năng và những ưu điểm vượt trội của phương pháp mắc cài này. Vậy bạn có tò mò: Nguồn gốc của mắc cài sứ đến từ đâu không?
Một điều thật thú vị đó là các hạt mắc cài sứ trong nha khoa có mối quan hệ mật thiết với Cục Hàng không và Vũ Trụ Quốc Gia (NASA).
Nếu bạn tò mò hãy cùng Vinalign tìm hiểu những điều hấp dẫn bên dưới nhé!
Dành cho bạn:
Niềng răng mắc cài sứ – Nên hay không?
Mục lục
1.Tổng quan nguồn gốc mắc cài sứ
Mắc cài sứ đi vào chỉnh nha thông qua con đường gián tiếp. Alumina đa tinh thể trong suốt (TPA) được phát triển bởi NASA (Cục Hàng không và Vũ trụ Quốc gia) và Ceradyne, công ty hàng đầu trong lĩnh vực gốm sứ tiên tiến dùng trong hàng không, quốc phòng, điện tử và công nghiệp
Năm 1986, một công ty cung cấp và thiết bị nha khoa đã liên hệ với Ceradyne để cung cấp vật liệu thẩm mỹ được sử dụng trong chỉnh hình răng. Ngay sau cuộc tiếp gặp gỡ này, cụ thể là vào năm 1987, giá đỡ bằng gốm đã được giới thiệu.
2. Mắc cài sứ có mấy loại
Chúng ta có thể biết, trên thị trường có rất nhiều loại mắc cài với những tên gọi như: mắc cài pha lê, mắc cài Sapphire. Bản chất của nó đều được gọi là mắc cài sứ.
Thành phần cấu tạo của sứ là nhôm oxit. Đối với mắc cài sứ gồm hai thành phần sứ đa tinh thể và đơn tinh thể.
- Sứ đa tinh thể (hay còn gọi là sứ pha lê): Ngày nay, người ta thường sản xuất hàng loạt bởi kĩ thuật phun đúc gốm sứ. Về cơ bản, các nhôm oxit sẽ được trộn với các chất kết dính. Từ hỗn hợp này, khi ta tác động nhiệt độ và áp suất lên và bơm vào các khuôn tạo hình mắc cài. Cuối cùng, các chất kết dính sẽ được làm sạch. Ưu điểm của phương pháp phun đúc là được sản xuất hàng loạt, độ chính xác cao và giá thành rẻ.
- Sứ đơn tinh thể ( hay còn gọi là sứ Sapphire – Đá xanh): Bản chất của đá Sapphire cũng là nhôm oxit. Quá trình sản xuất nhân tạo đá Sapphire là dùng các hạt chất nhôm oxit có nhiệt độ tác động vào để làm nóng chảy ra. Sau đó, quá trình này lại tiếp tục được làm lạnh từ từ lên. Hình dạng của các loại sứ đơn tinh thể này có dạng thanh, que. Nó sẽ được cắt bởi các máy cắt CNC. Sau khi phay, các mắc cài đơn khối được xử lý nhiệt để loại bỏ các lỗi bên ngoài. Việc sản xuất các giá đỡ sẽ đắt hơn khi so sánh với việc sản xuất các giá đỡ đa tinh thể. Chi phí gia tăng này chủ yếu là do sự phức tạp của quá trình phay hay còn gọi là quá trình cắt.
3. Tính chất của mắc cài sứ
Mắc cài sứ có nhiều tính chất đặc trưng nhờ vào cấu tạo của chúng. Dưới đây là 6 tính chất cơ bản.
3.1 Độ cứng của mắc cài sứ
Độ cứng của mắc cài sứ là yếu tố đầu tiên cần nhắc tới. Tất cả các loại mắc cài này đều có độ cứng cao. Đôi khi độ cứng của loại mắc cài này cứng hơn cấu trúc của men. Vì vậy khi gắn mắc cài, các bác sĩ phải hết sức cẩn thận và thực hiện nghiêm ngặt để tránh cấu trúc của men răng chạm vào mắc cài. Bởi nếu khi chạm mạnh và tác động lực lên thì sẽ khiến cho men răng có thể bị vỡ.
3.2 Mắc cài pha lê dễ vỡ hơn
Sứ Sapphire sẽ có hệ số đứt gãy thấp hơn so với sứ pha lê. Hay nói cách khác, mắc cài pha lê sẽ dễ vỡ hơn so với mắc cài sứ.
3.3 Mắc cài sứ có hệ số ma sát cao hơn hệ số Sapphire
Khi so sánh mắc cài sứ với gốm sứ đơn tinh thể, người ta kết luận rằng gốm sứ đa tinh thể có hệ số ma sát cao hơn. Trên thực tế, cách đây hơn thập kỷ, người ta đã chỉ ra rằng giá đỡ đơn tinh thể có đặc điểm ma sát gần với giá đỡ kim loại.
3.4 Các đặc tính quang học
Do mắc cài pha lê đơn tinh thể thiếu đi cấu trúc mạng lưới nên nó cho phép ánh sáng đi qua và nhìn trong suốt hơn. Chính vì vậy, dạng sứ đơn tinh thể sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn.
3.5 Liên quan đến Fluoride – Alumina
Như bạn biết, chất fluoride có trong kem đánh răng có thể tạo nên những liên kết trong sứ. Từ đó, khi bạn sử dụng các loại kem đánh răng có chứa nhiều chất fluoride sẽ dẫn đến tình trạng giòn và vỡ sứ. Vì vậy, mắc cài sứ Sapphire có thể sẽ rất dễ vỡ dưới tác dụng của kem đánh răng.
3.6 Độ bền màu và ảnh hưởng đến MRI
- Cả hai loại đó là pha lê và Sapphire đều có độ bền màu với môi trường. Vì vậy các loại sứ này sẽ không bị đổi màu dưới tác động của môi trường xung quanh.
- Khi chúng ta đi chụp cộng hưởng từ thì bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cần phải tháo mắc cài kim loại ra. Còn tất cả các mắc cài sứ thì đều không ảnh hưởng đến chụp phim MRI. Bởi thế, việc chụp phim MRI hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc bạn đeo mắc cài sứ.
Dành cho bạn:
Trên đây là một số kiến thức bạn nên biết, về cơ bản chúng đều là nhôm oxit. Đặc biệt, khi bạn đến với Nha khoa Vinalign sẽ được tư vấn tận tình và thăm khám miễn phí:
- Nếu bạn cần đến tính THẨM MỸ thì bạn sẽ được khuyên nên chọn mắc cài sứ
- Nếu bạn chỉ cần tính HIỆU QUẢ thì bạn sẽ được khuyên nên chọn mắc cài kim loại truyền thống.
Nha khoa Vinalign là địa chỉ nha khoa uy tín được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao.
Phòng khám tự hào có trang thiết bị hiện đại hàng đầu giúp cho việc chỉnh nha bằng mắc cài nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Tại Vinalign, bằng phần mềm BTS, khách hàng sẽ thấy ngay được kết quả điều trị chỉ sau 2 giờ.
Đội ngũ bác sĩ tại Vinalign 100% chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt nhiều kinh nghiệm, có chuyên môn cao.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành: Khách hàng đến với Vinalign sẽ được chăm sóc chu đáo, tận tình. Vinalign cam kết bảo đảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng.Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất các vấn đề về niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com
Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share