Bài tập về lưỡi Mewing là bài tập đem lại cho gương mặt bạn có những góc cạnh hơn và đưa lưỡi về đúng vị trí. Có hai dạng bài tập Mewing đó là: Hard Mewing và Soft Mewing. Vậy những trường hợp nào có thể tập được Hard Mewing và trường hợp nào có thể tập Soft Mewing? Hậu quả của việc tập sai cách là gì?
Tất cả sẽ có trong bài viết này! Bạn đừng bỏ lỡ!
Mục lục
- 1. Cách tập bài tập về lưỡi Mewing đúng cách
- 2. Những trường hợp nào tập được bài tập về lưỡi Mewing?
- 3. Bài tập Hard Mewing và Soft Mewing
1. Cách tập bài tập về lưỡi Mewing đúng cách
Việc tập sai cách sẽ khiến cho gương mặt của chúng ta sẽ có những vấn để phản ứng ngược như: Bị lệch 1 bên, hay bị mỏi cơ hàm, không thể để đặt vị trí lưỡi về vị trí ban đầu… Chính vì thế chúng ta cần hiểu đủ và hiểu rõ về Mewing và có những bài tập chính xác về lưỡi để tránh những hậu quả không đáng có:
-
Vị trí của lưỡi khi nó nghỉ ngơi:
Để có tư thế lưỡi thích hợp và đúng, điều quan trọng là bạn phải hiểu vị trí mặc định của lưỡi khi nghỉ ngơi và khi nuốt. Ví dụ, vị trí chính xác của lưỡi thế nào khi bạn ngậm miệng.
-
Vị trí của lưỡi khi nuốt:
Lưỡi của chúng ta có xu hướng trượt vào giữa các răng khi chúng ta nuốt. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, nướu sẽ bị tổn thương đáng kể và cũng sẽ dẫn đến hiện tượng răng mọc lệch.
-
Đảm bảo tư thế lưỡi đúng:
Nhiều nghiên cứu của Tiến sĩ Mew cho thấy rằng có thể thay đổi cấu trúc khuôn mặt thông qua việc đặt lưỡi đúng cách. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đứng trước gương hoặc bật camera trước và luyện tập.
-
Thở bằng mũi:
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy sử dụng mũi để thở! Một phần không thể thiếu để luyện tập Mewing thành công là thở bằng mũi vì nó tốt cho sức khỏe hơn so với miệng.
Bây giờ hãy bắt đầu tập Mewing và cảm nhận sự săn chắc trong cấu trúc da mặt của bạn. Bạn sẽ cảm nhận được nâng cơ mặt và hàm trở nên rõ ràng. Theo thời gian, toàn bộ cấu trúc khuôn mặt của bạn sẽ được cải thiện.
2. Những trường hợp nào tập được bài tập về lưỡi Mewing?
Những trường hợp có thể và không nên tập Mewing cũng được phân chia cụ thể. Chính vì vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể tập Mewing, dưới đây sẽ là những trường hợp cụ thể có thể áp dụng các bài tập về lưỡi đó là:
-
Trường hợp có thói quen xấu:
Tật đẩy lưỡi là một trong những thói quen xấu làm cho môi trên và môi dưới không khép lại được. Bên cạnh đó tật đẩy lưỡi cũng có thể dẫn đến tình trạng răng hô. Trường hợp này được chỉ định là nên tập mewing. Khi tập phương pháp này sẽ đẩy lưỡi đưa lên trên vòm miệng và giải quyết các vấn đề đường thở tốt hơn. -
Trường hợp hàm dưới bị tụt:
Tật đẩy lưỡi là một trong những thói quen xấu làm cho môi trên và môi dưới không khép lại được. Bên cạnh đó tật đẩy lưỡi cũng có thể dẫn đến tình trạng răng hô. Trường hợp này được chỉ định là nên tập mewing. Khi tập phương pháp này sẽ đẩy lưỡi đưa lên trên vòm miệng và giải quyết các vấn đề đường thở tốt hơn. -
Trường hợp sai khớp cắn nhẹ:
Điển hình cho trường hợp sai khớp cắn có thể kể tới đó là tình trạng móm. Móm hàm trên là tình trạng hàm răng phía trên thụt vào trong, cung hàm bị hẹp dẫn đến hậu quả răng mọc chen chúc. Tư thế lưỡi của bạn sẽ được đưa lên trên mỗi khi tập. Nhờ đó hàm răng được nâng lên và giãn rộng cung hàm. Trường hợp móm hàm trên được chỉ định là tập mewing. Khi bạn tập phương pháp này sẽ giúp cho khuôn mặt của bạn đầy đặn hơn. Đồng thời, mewing giúp tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt bạn.
3. Bài tập Hard Mewing và Soft Mewing
Hard Mewing và Soft Mewing được định nghĩa như thế nào?
- Soft Mewing hay còn gọi là Mewing mềm. Phương pháp này là đặt tư thế lưỡi đúng vào vân khẩu cái. Khi chúng ta nuốt nước bọt thì lượng nước bọt trong miệng sẽ tạo nên áp lực âm nhờ đó lưỡi được đẩy lên trên vòm miệng.
- Hard mewing hay còn gọi là Mewing cứng là khi chúng ta chủ động được các tư thế lưỡi và tác động một lực mạnh lên trên vòm miệng. Người ta tin rằng, khi chúng ta tác động một lực mạnh từ lưỡi lên vòm miệng như vậy sẽ thúc đẩy nhanh kết quả của quá trình tập mewing hơn.
Những phản ứng ngược khi tập Hard Mewing không đúng cách:
Trên thực tế, bên cạnh các trường hợp tập bằng phương pháp Hard Mewing thành công thì cũng có những trường hợp thuộc trong nhóm thất bại.
Một số tác dụng phụ khi tập hard mewing gây ra như:
- Đau lưỡi
- Đau cơ
- Dị cảm nuốt
- Biến đổi cấu trúc khuôn mặt
Nếu các bạn có quan tâm tới các bài tập về mewing cũng như lộ trình tập mewing của nha khoa Vinalign hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trực tiếp trải nghiệm các bài tập thú vị này nhé!
Bài viết liên quan:
Tập Mewing để có gương mặt đẹp – Trường hợp nào có thể tập Mewing?
Hard mewing và Soft mewing là gì? Tập mewing sao cho chuẩn
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702 hoặc 098.675.2233
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com