Mặc dù có kích thước chỉ bằng milimet nhưng vết loét có thể gây khó chịu trong miệng. Thông thường, nhiệt miệng sẽ biến mất một cách tự nhiên trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy vậy cảm giác khó chịu mà chúng gây ra có thể được cải thiện bằng những cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra loét miệng, nhiệt miệng. Bạn có thể cảm thấy như chúng đang phát triển mà không vì nguyên nhân nào cả, ở những người khỏe mạnh.
Tuy không thể xác định nguyên nhân nhưng có những vấn đề làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chúng bao gồm:
Căng thẳng và lo lắng
Khi bạn căng thẳng hoặc lo lắng, hệ thống miễn dịch có xu hướng bị suy yếu. Đây có thể là mối liên hệ dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng.
Tổn thương trong miệng
Đôi khi có những thương tổn trong miệng có thể dẫn tới loét miệng như răng giả không vừa khít hoặc chấn thườn do bàn chải. Những người niềng răng mắc cài cũng dễ bị nhiệt miệng khi mắc cài chọc vào má trong.
Thay đổi nội tiết tố
Thời kỳ mãn kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ và gây ra nhiệt miệng.
Thiếu Sắt
Thiếu Sắt và các vitamin như B12, axit folic có thể là yếu tố gây nên nhiệt miệng.
Hãy đảm bảo bạn có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giữa các thực phẩm để ngăn ngừa nhiệt miệng xảy ra.
Thuốc men
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.
Di truyền
Một số gia đình có tiền sử mắc bệnh này và làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
Thực phẩm, chế độ ăn uống
Việc nhạy cảm với một số loại thực phẩm có thể gây ra loét miệng. Các thực phẩm như đường lactose, protein từ sữa hoặc thực phẩm có tính axit cũng có thể là nguyên nhân.
Việc cắt giảm những thực phẩm này khỏi chế độ ăn một thời gian sẽ giúp đánh giá liệu các vết loét có cải thiện hay không.
2. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà
2.1 Chữa nhiệt miệng với Baking soda
Baking soda có tính kiềm. Vì vậy nó có thể giúp trung hòa nồng độ axit trong miệng để giảm kích ưng vết loét.
Bạn có thể sử dụng một thìa cà phê bột baking soda pha vào nửa cốc nửa ấm và súc miệng. Điều này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và hỗ trợ chữa nhiệt miệng tại nhà.
2.2 Nha đam
Nha đam có tác dụng làm dịu cơn đau nhức do khả năng làm mát.
Bạn lấy một lá lô hội và ép lấy phần gel đặc. Dùng tăm bông để thấm khô vết loét.
Bôi gel lên vùng bị loét và lặp lại vài lần trong ngày.
2.3 Cam thảo
Cam thảo có tác dụng giảm đau hiệu quả. Rễ cam thảo có thể tạo thành lớp phủ bảo vệ vết loét để chống lại kích ứng.
Ban lấy vài rễ cam thảo đem nghiền nát và ngâm vào cốc nước trong vài giờ.
Lấy nước đó để súc miệng trong ngày.
2.4 Túi trà
Trà có tính kiềm sẽ trung hòa các axit gây kích ứng vết loét. Trà cũng chứa các hợp chất có thể giúp giảm đau và giúp bạn chữa nhiệt miệng tại nhà nhanh chóng.
Lấy túi trà lọc đã dùng để nguội và đặt lên vết loét khoảng 5 phút.
2.5 Nước muối
Natri clorua trong nước muối có tác dụng làm khô và mô trên và xung quanh vết loét. Nhờ vậy nó giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Bạn dùng một thìa cà phê muối hòa tan trong cốc nước ấm. Súc miệng với dung dịch này trong 30s cho đến 1 phút. Lặp lại vài lần trong ngày.
2.6 Mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn tốt và được coi là phương thuốc chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả. Mật ong còn có thể giữ cho miệng ngậm nước và khuyến khích sự phát triển nhanh hơn của các mô để làm lành vết thương.
Bạn bôi mật ong lên vết loét nhiều lần trong ngày. Trước khi đi ngủ, hãy nhớ làm sạch răng miệng để tránh lượng đường cao trong mật ong gây sâu răng.
2.7 Dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa các thành phần kháng khuẩn. Dầu dừa cũng là một hợp chất có khả năng chống viêm và giúp giảm đau. Những đặc tính này sẽ giúp giảm sưng, giảm đau mà bạn gặp phải do loét miệng gây ra.
Bạn sử dụng tăm bông, thấm một ít dầu dừa và chấm lên vết loét miệng. Thực hiện nhiều lần trong ngày.
2.8 Đá lạnh
Đá lạnh có khả năng làm dịu vết sưng tấy và cơn đau. Nó sẽ giúp bạn xua tan nhanh chóng cảm giác đau do nhiệt miệng.
Bạn có thể sử dụng đá bất cứ khi nào nhiệt miệng làm cho bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu.
2.9 Giấm táo
Trong giấm táo có chứa axit acetic giúp diệt vi khuẩn có hại và gia tăng lợi khuẩn. Nó đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên giúp làm tiêu nhiệt miệng.
Bạn pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và sử dụng súc miệng hàng ngày.
2.10 Trà cúc La Mã
Trong cúc La Mã có chứa hợp chất azulene và levomenol có tác dụng chống viêm, sát trùng. Cúc La Mã có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau, thư giãn.
Bạn pha trà hoa cúc và sử dụng để súc miệng 3-4 lần trong ngày sẽ có tác dụng.
3. Câu hỏi thường gặp
Loét miệng thường kéo dài bao lâu?
- Các vết loét phổ biến nhất kích thước chỉ vài mm kéo dài từ 7-10 ngày.
- Các vết loét lớn hơn 1cm kéo dài trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng (2-10 tuần).
- Loét áp-tơ do Herpetiform hiếm gặp hơn có thể kéo dài chỉ từ 7 ngày đến vài tháng (1-10 tuần).
Tại sao tôi thường xuyên bị loét miệng?
Câu trả lời chính xác cho câu hỏi này rất khó trả lời. Điều này là do nguyên nhân chính xác của loét miệng không thể xác định.
Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống và lối sống của mình.
Căng thẳng, hormone, thuốc men, di truyền và thực phẩm bạn ăn đều đóng một vai trò nào đó.
Cố gắng giảm mức độ căng thẳng và có chế độ ăn uống cân bằng.
Vệ sinh răng miệng tốt đóng một vai trò quan trọng. Đánh răng hai lần một ngày trong 2 phút và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
Có cách nào chữa dứt điểm loét miệng không?
Không có cách nào có thể đảm bảo chữa dứt điểm loét miệng.
Các biện pháp kể trên chỉ có thể giúp vết loét biến mất tạm thời và chúng có thể quay lại.
Có thể bạn quan tâm:
Khám phá 5 nguyên liệu làm trắng răng tại nhà cực hiệu quả
Ăn gì sau khi nhổ răng khôn – những món ăn giúp bạn giảm đau trong 1 nốt nhạc