Chảy máu khi đánh răng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rõ ràng! Chảy máu khi đánh răng thường xuyên không phải là vấn đề bình thường hay khỏe mạnh!

Nhiều người hay phàn nàn về việc chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Điều đó khiến bạn nghĩ rằng việc tự nhiên chảy máu chân răng là bình thường.

Tuy nhiên, tình trạng nhỏ này có thể cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng hơn nếu bạn không cố tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

1. Tại sao bạn bị chảy máu khi đánh răng?

Có vô số lý do giải thích tại sao nướu của bạn có thể bị chảy máu. Nguyên nhân chảy máu chân răng của mỗi người sẽ khác nhau.

Một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến chảy máu khi đánh răng là do vi khuẩn trên răng và nướu bị kích thích.

Đánh răng hai lần mỗi ngày và làm sạch kẽ răng (dùng chỉ nha khoa) thường sẽ loại bỏ điều này, nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người không chải đúng cách hoặc không đủ lâu để loại bỏ mảng bám tích tụ một cách hiệu quả.

Về cơ bản, đối với nhiều người, việc thiếu thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chảy máu nướu răng.

chảu máu khi đánh răng
Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến chảy máu chân răng

2. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng và cách khắc phục

2.1 Chải răng quá mạnh, quá thường xuyên

Nướu được tạo thành từ các lớp màng và mô khác nhau. Vì vậy mặc dù chúng có thể trông khá chắc chắn nhưng chúng là một mô mềm dễ bị tổn thương.

Các sợi lông của bàn chải đánh răng chỉ cần lướt nhẹ trên bề mặt răng là có thể quét sạch mảng bám, mảnh vụn và vi khuẩn. Nếu bạn tạo nhiều áp lực lên răng và nướu khi chải răng, bạn đang chải quá mạnh. 

Đánh răng quá mạnh, bạn đang tạo áp lực không cần thiết các mô mềm của nướu. Kết quả là nướu bị tổn thường và bạn bị chảy máu.

Chảy máu khi đánh răng cũng có thể xảy ra nếu bạn đánh răng thường xuyên. Nếu bạn biết cách đánh răng đúng cách, bạn chỉ cần chải hai lần một ngày, mỗi lần 2 phút.

Làm thế nào?

Nếu đây là nguyên nhân gây chảy máu, bạn chỉ cần giảm áp lực và tần suất đánh răng hàng ngày. Khi đó, nướu sẽ được hồi phục tự nhiên và việc chảy máu sẽ giảm bớt.

Thực hiện theo thói quen đánh răng đúng cách sẽ giúp bạn cảm nhận được các lợi ích cho răng miệng.

chảy máu khi đánh răng
Chải răng nhẹ nhàng và đúng cách

Dành cho bạn:

Cách dùng bàn chải điện đúng cách – bạn có biết chắc chưa?

Tại sao răng bị đau khi làm trắng – nguy hiểm khi làm sai cách

2.2 Thói quen dùng chỉ nha khoa không đúng cách

Đánh răng chỉ làm sạch 60% bề mặt răng. Khoảng 40% còn lại không được bàn chải hướng tới sẽ vẫn còn bẩn, trừ khi bạn làm sạch kẽ răng.

Ở giữa các răng trong miệng là những khoảng trống. Kích thước khoảng trống giữa các răng trong miệng có sự khác nhau. Vì vậy, việc làm sạch chúng có thể yêu cần những dụng cụ nha khoa khác nhau.

Điều quan trọng là bạn cần phải làm sạch các kẽ hở này một cách thường xuyên. Sử dụng chỉ nha khoa là phương pháp hiệu quả để bạn làm sạch các kẽ răng nhỏ, răng khít. Trong khi bàn chải kẽ thường được sử dụng cho các trường hợp răng có khoảng trống lớn hơn, chưa kể đến sự tiện lợi mà chúng mang lại.

Việc sử dụng chỉ nha khoa cần đúng cách để giải quyết tận gốc của vấn đề và tránh lãng phí thời gian. Thực hiện đúng cách, chỉ nha khoa sẽ đi sâu xuống đường viên nướu, vào những khoảng trống mà bàn chải đánh răng không thể loại bỏ mảng bám tích tụ.

Cách sử dụng chỉ nha khoa đúng

  • Bước 1: Kéo ra và cắt cuộn chỉ nha khoa khoảng 15cm.
  • Bước 2: Quấn đầu xung quanh hai ngón tay trỏ, để lại khoảng 5cm giữa hai ngón tay.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đặt chỉ nha khoa vào giữa các kẽ răng, uốn nhẹ sợi chỉ ôm lấy mép một chiếc răng theo hình chữ C. Di chuyển chỉ nha khoa lên xuống để loại bỏ mảng bám.
  • Bước 4: Lặp lại thao tác này cho răng ở phía bên kia.
  • Bước 5: Lặp lại quá trình này cho tất cả các răng và khoảng trống trong miệng.
  • Bước 6: Vứt chỉ nha khoa.
chảy máu khi đánh răng
Cách sử dụng chỉ nha khoa đúng

2.3 Mới đeo răng giả hoặc niềng răng

Nướu có thể bị thương nếu một số thiết bị được đặt vào miệng chẳng hạn như răng giả không vừa hoặc niềng răng.

Nha sĩ có thể tư vấn cho bạn trong những trường hợp như vậy.

Răng giả phải có độ vừa khít với nướu. Tuy nhiên, do xương hàm và nướu thay đổi theo thời gian, khớp nối có thể bị lỏng. Mặc dù chất gắn kết có thể có ích nhưng bạn cần đánh giá lại từ nha sĩ.

Khi niềng răng, tùy thuộc vào loại mắc cài mà có thể tác động đến việc chảy máu. Có thể một trong các khí cụ có cạnh sắc bị lỏng hoặc được lắp không chính xác gây chảy máu.

Niềng răng cũng làm tăng nguy cơ bị viêm lợi. Điều này xảy ra do niềng răng làm tăng nguy cơ mảng bám vì vệ sinh răng miệng khó khăn.

Điều quan trọng là bạn cần phải đảm bảo bạn chải răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Điều đó sẽ tránh khả năng tích tụ mảng bám dư thừa và giảm nguy cơ mắc bệnh về nướu.

Mới đeo răng giả có thể gây chảy máu chân răng

2.4 Do một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nướu của bạn. Nó có thể gây ra tình trạng chảy máu khi đánh răng.

Nếu bạn bị mắc một bệnh lý nào đó và phải dùng một số loại thuốc, chúng có thể gây tác dụng phụ là chảy máu chân răng.

Thông thường, hai loại thuốc chính ảnh hưởng đến việc này là thuốc chống đông máu và kháng tiểu cầu.

Thuốc chống đông máu làm loãng máu và giảm khả năng đông của máu. Thuốc làm loãng máu phổ biến như: warfarin, heparin và enoxaparin.

Thuốc kháng tiểu cầu như aspirin, ticlopidine và clopidogrel ngăn các tiểu cầu trong máu kết dính với nhau để hình thành cục máu đông.

Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nha sĩ về loại thuốc được kê đơn và xem xét liệu có lựa chọn thay thế nào nếu bạn bị chảy máu hay không. Không nên tự ý ngừng hoặc thay đổi thuốc của mình.

Một số loại thuốc cụ thể khác cũng có thể khiến nướu của bạn sưng và chảy máu:

  • Thuốc chống co giật, chẳng hạn như phenytoin.
  • Thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như cyclosporin A.
  • Thuốc chẹn kênh canxi, chẳng hạn như nifedipine, verapamil, diltiazem.

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, bạn phải giữ cho nướu răng của mình sạch sẽ nhất có thể để giảm thiểu khả năng chảy máu nướu răng.

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là chảy máu chân răng

2.5 Thay đổi nội tiết tố

Chảy máu khi đánh răng thường gặp ở những người đang mang thai. Điều này là do nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến lưu lượng máu.

Lưu lượng máu đến mô nướu tăng lên khiến chúng dễ bị chảy máu hơn. Tình trạng này được gọi là Viêm nướu khi Mang thai.

Ngoài lưu lượng máu tăng lên, các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi có nghĩa là cơ thể gặp khó khăn trong việc xử lý mảng bám như bình thường. Điều này có nghĩa là các mảng bám có thể không gây ra vấn đề trước khi mang thai, giờ đây lại gây kích ứng nướu.

Trong trường hợp này, bạn cần tăng cường vệ sinh răng miệng. Bạn nên chải răng hai lần một ngày trong 2 phút và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng mỗi ngày một lần.

Mang thai gây thay đổi nội tiết tố làm tăng chảy máu nướu

2.6 Do hút thuốc

Hút thuốc là một nguyên nhân phổ biến khác gây chảy máu nướu răng.

Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến nướu răng của bạn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn bị bệnh nướu răng, nướu có thể không bị chảy máu.

Khi bạn bỏ hút thuốc, các mạch máu đến nướu của bạn sẽ phát triển trở lại. Điều này là tốt vì bây giờ cơ thể của bạn có thể chống lại nhiễm trùng ở nướu răng.

Khi các mạch máu phát triển trở lại, nướu có thể bắt đầu chảy máu. Nướu chảy máu do cơ thể đang cố gắng loại bỏ các mảng bám, nguyên nhân thường gây ra viêm nướu và chảy máu nướu.

Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng

Làm thế nào?

Tập trung làm sạch tốt hơn sẽ giúp máu giảm sau vài tuần.

Nếu tình trạng chảy máu không cải thiện trong vài tuần sau khi bỏ thuốc, hãy tự mình đến gặp nha sĩ.

3. Câu hỏi thường gặp

Tôi bị chảy máu khi đánh răng, phải làm sao?

Như đã trình bày trong bài viết này, nguyên nhân gây chảy máu chân răng rất đa dạng.
Hãy đảm bảo bạn chải răng đúng cách, ngày 2 lần, mỗi lần 2 phút, đúng kỹ thuật.

Đảm bảo bạn làm sạch các kẽ răng, nếu máu không ngừng chảy trong vòng khoảng 2 tuần. Tham khảo các phần khác của bài viết này về hút thuốc, … và cân nhắc đăng ký khám với nha sĩ để có ý kiến ​​chuyên môn.

Nướu bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa phải làm sao?

Chảy máu khi dùng chỉ nha khoa khả năng cao là có sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám xung quanh và dưới nướu. Dùng chỉ nha khoa, bạn đang phá vỡ các mô nướu bị vi khuẩn kích thích.
Đảm bảo bạn chải răng đúng cách, hai lần một ngày, mỗi lần 2 phút, đúng kỹ thuật và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
Nếu bạn đã có thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, thì bạn có thể muốn hỏi ý kiến ​​nha sĩ sớm hơn.

Cách tốt nhất để điều trị chảy máu chân răng là gì?

Có một thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là một trong những cách tốt nhất để điều trị chảy máu nướu răng. Tuy nhiên, lối sống có thể góp phần làm chảy máu nướu răng của bạn.

Mặc dù thói quen chăm sóc răng miệng tốt là một trong những phương pháp hữu ích nhất nhưng nó không phải là cách tốt nhất nếu nguyên nhân là do bệnh khác.
Thực hiện theo hướng dẫn trong bài viết này và tìm kiếm ý kiến ​​chuyên môn nếu các hành động bạn thực hiện không giải quyết được vấn đề trong vòng một vài tuần.

Có thể bạn chưa đọc:

Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nha khoa Vinalign với dịch vụ nha khoa tổng quát sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về răng miệng để bạn có hàm răng khỏe đẹp.

Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất các vấn đề về răng miệng, bạn vui lòng liên hệ với Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com

Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share

One thought on “Chảy máu khi đánh răng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger
Nha khoa vinalign kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa vinalign Gọi ngay
Đặt lịch khám Đăng ký lịch khám