Niềng răng đã trở thành một giải pháp phổ biến để cải thiện vẻ ngoại hình và sức khỏe răng miệng. Không chỉ giúp bạn có một nụ cười đẹp hơn. Niềng răng còn có thể cải thiện chức năng nhai, khả năng nói chuyện. Ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng trong tương lai. Trong bài viết này, Vinalign sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Niềng răng và những điều cần biết nhé!
Mục lục
Niềng răng và những điều cần biết
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa; giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng. Mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn hơn.
Thông thường, quá trình niềng răng của một người có thể kéo dài trong 1-3 năm. Có thể lâu hơn, tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.
2. Lợi ích của niềng răng
Nâng cao ngoại hình:
Niềng răng giúp bạn có một nụ cười đều, đẹp và tự tin hơn trong giao tiếp và gặp gỡ bạn bè.
Cải thiện sức khỏe răng miệng:
Việc điều chỉnh răng làm cho răng đều, đẹp. Tạo điều kiện cho việc dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn. Từ đó ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và bệnh nha chu.
Cải thiện chức năng nhai và tiêu hóa:
Sau khi niềng, răng được sắp xếp đúng vị trí. Giúp quá trình nhai và tiêu hóa hiệu quả hơn.
Ngăn ngừa vấn đề răng miệng trong tương lai:
Việc điều chỉnh răng có thể ngăn ngừa những vấn đề như sâu răng, mất răng và hở hàm.
3. Quy trình niềng răng
3.1 Chụp phim X-quang, chụp ảnh ngoài mặt, trong miệng
Trước khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X-quang. Chụp ảnh ngoài mặt, trong miệng để dễ dàng đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. CŨng như mong muốn trong tinh chỉnh của khách hàng.
3.2 Thăm khám và lập kế hoạch:
Nha sĩ sẽ thực hiện khám và đánh giá tình trạng răng miệng của bạn, sau đó lập kế hoạch điều chỉnh răng phù hợp.
3.3 Gắn mắc cài
Sau khi đã thống nhất về kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài.
3.4 Tái khám định kỳ
Trong suốt quá trình niềng răng, bạn sẽ cần đến nha sĩ để điều chỉnh định kỳ và đảm bảo quá trình điều chỉnh diễn ra đúng hướng.
Thường sẽ tái khám từ 1-2 tháng/lần.
4. Các loại niềng răng
4.1 Niềng răng khay trong suốt
Niềng răng trong suốt, hay còn được gọi là niềng răng vô hình. Đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây do tính thẩm mỹ của chúng. Những khay trong suốt được làm từ nhựa trong suốt, không chứa BPA. Được thiết kế tùy chỉnh để vừa khít với răng. Mỗi bộ khay được đeo trong một khoảng thời gian cụ thể, dần dần di chuyển răng về vị trí mong muốn.
4.2 Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài truyền thống bao gồm các mắc cài kim loại. Được gắn lên bề mặt răng, được kết nối bằng dây cung và được giữ cố định bằng dây thun. Đã thành công khắc phục vô số khuyết điểm về răng và khớp cắn trong những năm qua. Niềng răng truyền thống có hiệu quả cao trong điều trị các vấn đề chỉnh nha phức tạp. Bao gồm chen chúc nghiêm trọng, cắn chéo và cắn quá mức.
Niềng răng mắc cài được chia thành: Mắc cài kim loại; Mắc cài sứ; Mắc cài pha lê
Niềng răng khay trong suốt và niềng răng mắc cài – Phương pháp nào phù hợp với bạn
Niềng răng không chỉ là cách để có một nụ cười đẹp, mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng. Nếu bạn đang xem xét việc niềng răng cho mình hoặc người thân, hãy thảo luận với nha sĩ để biết thêm về quy trình, lợi ích và lựa chọn phù hợp nhất. Việc chăm sóc răng miệng không chỉ là về vẻ đẹp mà còn là về sức khỏe tổng thể.
Các giai đoạn niềng răng cơ bản ai cũng cần biết!