Tình trạng răng sâu là vấn đề gặp phổ biến ở trẻ em, bên cạnh đó người lớn cũng nhiều trường hợp gặp phải. Vấn đề răng bị sâu tưởng đơn giản nhưng lại khá nguy hại nếu như chúng ta không biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Hãy đọc các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nhé!
1. Tình trạng răng sâu có nguy hiểm không?
Vấn đề răng bị sâu là vấn đề phổ biến và thường gặp, chính vì vậy tình trạng này thường không được mọi người bệnh quá quan tâm và thậm chí coi nhẹ. Nhưng chính vì sự thờ ơ đó, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, gây nên những ảnh hưởng không chỉ chiếc răng đó mà còn gây nên ảnh hưởng sang tới các răng kế cạnh.
Sâu răng là gì? Sâu răng chính là việc mà những chiếc răng của chúng ta bị tổn thương mà có các đốm đen, nâu xuất hiện trên bề mặt răng. Tình trạng này xảy ra do bị vi khuẩn tấn công lên răng. Từ việc bạn ăn uống và vệ sinh không kĩ sẽ gây nên các mảng bám trên răng và đây cũng chính là nơi trú ngụ tuyệt vời dành cho các vi khuẩn gây hại và tấn công sức khỏe răng miệng của bạn. Bởi như bạn cũng biết, những thực phẩm chúng ta ăn, cách chúng ta chăm sóc sức khỏe răng miệng, cũng như hàm lượng floride có trong nước và kem đánh răng. Đồng thời, vấn đề di truyền cũng không phải là 1 lý do ngoại lệ cho tình trạng răng bị sâu.
Đối tượng: Tình trạng sâu răng sẽ xảy tra ở trẻ nhỏ nhiều hơn so với người lớn. Bởi ở trẻ nhỏ việc ý thức vệ sinh răng miệng sẽ chưa cao cũng như tính tự giác chưa đủ chính vì vậy vấn đề sâu răng càng dễ gặp phải. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ việc ăn kẹo, các đồ ngọt sẽ nhiều hơn ở người lớn.
Các loại răng sâu: Có rất nhiều kiểu sâu răng, dưới đây là một số loại điển hình như:
- Thân răng bị sâu: Tình trạng các thân răng bị sâu sẽ xuất hiện trên các mặt nhai hoặc bề mặt hai bên kẽ các răng. Do trực tiếp tiếp xúc với thức ăn nên bề mặt nhai rất hay bị sâu, cùng với đó, khi các kẽ răng bị dính hoặc mắc thức ăn không được làm sạch sâu thì chính điều đó lại gây nên tình trạng sâu kẽ răng. Vậy nên, bạn cần vệ sinh thật sạch sau khi ăn và hạn chế ăn các đồ ăn ngọt, nhiều đường.
- Chân răng sâu: Khi phần chân răng không có men răng răng bao phủ đây cũng chính là lý do gây nên tình trạng sâu răng. Khi chân răng lộ ra ngoài không có lớp áo bảo vệ sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công gây mòn và sâu chân răng. Đặc biệt, đối với người già, phần nướu của họ sẽ không được khỏe mạnh và cứng cáp như người trẻ nên phần chân răng sẽ bị lộ ra ngoài nhiều hơn.
- Sâu răng thứ phát: Tình trạng này có thể hình thành xung quanh những khu vực răng được trám và mão răng của bạn. Tình trạng này xảy ra là do các khu vực này thường có xu hướng tích tụ mảng bám, từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng
2. Phương pháp hàn răng khắc phục vấn đề răng sâu
Phương pháp hàn răng sẽ giúp khắc phục tình trạng răng bị sâu. Cụ thể các bước của phương pháp hàn răng sẽ được diễn ra như sau:
- Bước 1: Thăm khám: Khi bạn tới phòng khám nha chắc chắn bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tư vấn cụ thể về mức độ cũng như tình trạng răng sâu của bạn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau với mức độ hàn khác nhau. Thậm chí, có những trường hợp sâu quá nặng, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định bạn cần chụp Phim X-quang để kiểm tra xem phần sâu răng có ảnh hưởng tới xương hàm hay không. Từ đó, khi đã chẩn đoán được mức độ nặng nhẹ cũng như nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra được cách điều trị và vật liệu trám răng phù hợp.
- Bước 2: Vệ sinh phần răng sâu: Trong phần răng sâu, chiếc răng đã bị tổn thương do vi khuẩn tấn công. Khi này bác sĩ sẽ cần thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau, giúp cho bệnh nhân thoải mái nhất. Dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn vết sâu, các mô răng bệnh mà không phạm đến mô răng lành.
- Bước 3: Tách biệt phần răng cần làm: Việc cách ly chiếc răng cần hàn với những chiếc răng kế cạnh khác chính là một bước rất quan trọng. Chính vì thế ngay sau khi chuẩn bị hàn răng, bác sĩ sẽ tiến hành tách biệt hoàn toàn chiếc răng hàn ra so với các răng khác. Bởi nếu như sau hàn bằng Composite mà chất hàn này tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng sẽ cản trở các cơ chế liên kết. Như các bạn cũng biết, Axit photphoric 30-40% dưới dạng gel được áp dụng lên bề mặt trăng qua một ống tiêm trong khoảng 15 giây, đây chính là thao tác tạo nên độ kết dính cho vật liệu trám với bề mặt răng.
- Bước 4: Hàn răng sau chỉnh sửa: Việc cách ly chiếc răng cần hàn với những chiếc răng kế cạnh khác chính là một bước rất quan trọng. Chính vì thế ngay sau khi chuẩn bị hàn răng, bác sĩ sẽ tiến hành tách biệt hoàn toàn chiếc răng hàn ra so với các răng khác. Bởi nếu như sau hàn bằng Composite mà chất hàn này tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng sẽ cản trở các cơ chế liên kết. Như các bạn cũng biết, Axit photphoric 30-40% dưới dạng gel được áp dụng lên bề mặt trăng qua một ống tiêm trong khoảng 15 giây, đây chính là thao tác tạo nên độ kết dính cho vật liệu trám với bề mặt răng.
Đó là những thông tin về chủ đề Răng sâu và hàn răng. Bạn có những thắc mắc gì có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com
Bài viết được quan tấm nhất:
Tại sao răng bị đau sau khi làm trắng? Nguy hiểm khi làm trắng sai cách!
Tẩy trắng răng nha khoa có thật sự tốt – Ai có thể sử dụng dịch vụ này?