Mục lục
1. Lệch lạc khớp cắn là gì?
Lệch lạc khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một cung hàm hoặc giữa hai hàm, tâm của răng hàm trên và răng hàm dưới lệch nhau hoặc hai hàm trên và dưới không cắn khít lại với nhau, các răng trên cung hàm mọc lệch lạc và không thẳng hàng
Hàm răng phải đạt tiêu chuẩn cân đối và đều đẹp giữa hai hàm mới được coi là khớp cắn chuẩn.
Có thể bạn muốn đọc thêm:
Khớp cắn đối đầu – 99% người không biết điều này
Khớp cắn chéo – nguyên nhân, ảnh hưởng và cách điều trị
Khớp cắn ngược có nguy hiểm không?
2. Nguyên nhân gây lệch lạc khớp cắn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn, tiêu biểu nhất có thể kể đến hai nguyên nhân phổ biến sau:
2.1. Di truyền
Theo nghiên cứu, nguyên nhân của lệch lạc khớp cắn chiếm đến 70% là do yếu tố di truyền. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến vị trí và kích thước của xương, có sự liên hệ mật thiết giữa yếu tố di truyền và sự phát triển của xương hàm mặt.
2.2. Thói quen xấu
Những người có thói quen đưa hàm dưới ra trước, thở bằng miệng thường bị lệch khớp cắn. Những thói quen xấu như: Đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, bú bình đêm… cũng góp phần gây cản trở chức năng của khớp cắn và làm thay đổi hướng cũng như hình thể của xương hàm dưới.
-
Thói quen đẩy lưỡi
Tật đẩy lưỡi là việc lưỡi được đặt sai tư thế khi ở trạng thái nghỉ và nuốt, đẩy lưỡi được thực hiện trong vô thức nên khó để sửa được. Tuy nhiên, áp lực liên tục của lưỡi lên răng có thể tạo nên sự mất cân xứng giữa răng và cung hàm, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về răng, khớp cắn và phát âm ở trẻ em. Với người lớn, tật đẩy lưỡi có thể gây hô, thưa răng cửa.
-
Thói quen mút tay
Hầu hết trẻ sơ sinh ngậm mút tay trong giai đoạn đầu đời để biểu hiện nhu cầu cần bú sữa, hành động này là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên từ khi còn đang trong bụng mẹ. Tuy nhiên có trẻ khi đã lớn không còn bú mẹ và cũng không đói nhưng vẫn mút tay do hành động này đã trở thành thói quen và khi mút tay, não trẻ sản xuất ra chất giảm đau nội sinh (endorphin), giúp cơ thể thư giãn và thích thú.
Thế nhưng thói quen này cần phải bỏ vì khi bé mút tay quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt, răng và tổng quan khuôn mặt. Trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn, tật ngậm mút tay có thể gây ra một số tổn thương ở răng và hàm, dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (một hàm thụt vào trong), lệch khớp cắn, khó phát âm.
-
Ngậm ti giả, bú bình đêm
Ngậm ti giả và bú bình đêm là nhu cầu bình thường và thiết yếu của trẻ trong giai đoạn phát triển nhưng cũng cần điều chỉnh thời gian bú sữa, tránh để trẻ bú bình nhiều vào ban đêm và tập cai ti giả khi trẻ bước vào thời điểm cai sữa. Việc bú bình đêm và ngậm ti giả trong thời gian dài có thể gây nên các vấn đề về răng miệng như sâu răng, răng cửa mọc xiên xẹo, nguy cơ gây vẩu răng cửa và làm lệch, hở khớp cắn.
2.3. Mất răng sữa sớm
Trẻ mất răng sữa sớm có thể làm giảm chức năng nhai thức ăn, làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn, thay đổi thứ tự mọc răng gây ảnh hưởng xấu đến sự hình thành khớp cắn, nguy cơ mọc kẹt, khấp khểnh, chen chúc, xô lệch cao và làm phát âm bị sai lệch.
3. Lệch lạc khớp cắn được chia làm mấy loại?
Lệch lạc khớp cắn được chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên mối tương quan của răng hàm vĩnh viễn lớn thứ nhất hàm trên với răng hàm vĩnh viễn lớn thứ nhất hàm dưới và sự sắp xếp của các răng liên quan tới đường cắn, tiêu chuẩn khớp cắn trong nha khoa chia lệch lạc khớp cắn thành ba loại chính là I, II và III.
3.1. Loại I (Class 1)
Tương quan xương hai hàm bình thường, không có bất kỳ sự bất thường nào về đối xứng hay khoảng cách giữa các răng hàm số 6 ở phía trên và răng hàm số 6 ở phía dưới mà chỉ bị chen chúc, sai lệch nhẹ ở các răng số 1 2 3 4 phía trước dẫn đến đường cắn khớp không đúng do các răng trước khấp khểnh, xoay…
3.2. Loại II (Class 2)
Hiểu đơn giản thì đây chính là tình trạng răng hô, vẩu hàm trên mà chúng ta vẫn thường thấy, răng và xương hàm hàm trên đều nhô ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới. Tương quan xương hàm trên nhô ra trước và xương hàm dưới lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ. Một nửa mặt nhai của răng số 6 hàm trên sẽ nằm trên 1 nửa mặt nhai của răng số 6 hàm dưới và 1 nửa mặt nhai của răng số 5.
3.3. Loại III (Class 3)
Lệch lạc khớp cắn loại III chính là tình trạng răng móm hay răng hô vẩu hàm dưới (khớp cắn ngược) mà bạn vẫn thường thấy. Đó là tình trạng mặt nhai của răng số 6 hàm trên sẽ bị xê dịch vào phía trong tạo thành thế 1 nửa nằm trên mặt nhai của răng số 6 hàm dưới và 1 nửa trên mặt nhai của răng số 7 hàm dưới. Ở góc độ nghiêng sẽ thấy hình dáng của mặt bị gãy ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ.
4. Lệch lạc khớp cắn gây ảnh hưởng gì?
Lệch lạc khớp cắn có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống của cá nhân trong xã hội như:
4.1. Sang chấn khớp cắn, giảm chức năng ăn nhai, phát âm do lệch lạc khớp cắn
Tình trạng sang chấn khớp cắn xảy ra do lệch hàm khiến hàm trên và hàm dưới không cắn khít với nhau. Các răng trên cung hàm cũng mọc lệch lạc khiến việc ăn nhai gặp khó khăn và có thể làm phát âm không chuẩn gây cản trở giao tiếp.
4.2. Lệch lạc khớp cắn tạo điều kiện cho một số bệnh răng miệng phát triển
Những người răng mọc lệch lạc làm cho khớp cắn sai, các răng khi cắn không đúng trục của răng, ngoài việc làm cho xương ổ răng bị tiêu, nguy cơ gây sâu răng và nha chu, còn có thể dẫn tới biến chứng viêm quanh chân răng và làm chết tủy răng
4.3. Lệch lạc khớp cắn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, các vấn đề về tâm lý
Khớp cắn lệch lạc khiến gương mặt có thể bị biến dạng, khiến bệnh nhân bị dễ mặc cảm, tự ti về ngoại hình, gặp nhiều cản trở, hạn chế trong giao tiếp làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc và tâm lý.
5. Phương pháp điều trị
5.1 Niềng răng thẩm mỹ
Niềng răng là một trong những phương pháp được nha sĩ khuyên dùng nhất hiện nay vì sự hiệu quả và an toàn của nó. Các phương pháp niềng răng được sử dụng bao gồm:
Niềng răng mắc cài
Hiện nay niềng răng mắc cài là phương pháp phổ biến và cũng là phương pháp đa dạng nhất vì có nhiều loại để lựa chọn như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê, niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi)
Nha khoa Vinalign với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm đã áp dụng kĩ thuật Bio -Progressive kết hợp kỹ thuật Meaw – Geaw điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp lệch lạc khớp cắn kể cả những trường hợp lệch lạc khớp cắn loại 3 (class III).
Khay niềng răng trong suốt
Khay niềng răng trong suốt là một trong các phương pháp niềng răng hiện đại nhất bây giờ. Thay vì sử dụng các loại mắc cài truyền thống người ta sử dụng hệ thống khay niềng bằng nhựa y tế cao cấp có tính thẩm mỹ cao và không gây đau đớn khó chịu.
Xem thêm về khay niềng răng trong suốt Vinalign TẠI ĐÂY
5.2. Phẫu thuật hàm
Trong trường hợp sai lệch khớp cắn không phải do răng mà do xương hàm thì phẫu thuật mới đem lại hiệu quả cao nhất. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được cắt bớt một phần xương hoặc nối thêm xương tùy từng dạng khiếm khuyết của bệnh nhân. Hiện nay, đây là phương pháp triệt để nhất đối với những ca sai khớp cắn do xương.
5.3. Bọc sứ thẩm mỹ
Bọc sứ là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh nhất và thẩm mỹ nhất nhưng chỉ có tác dụng với những trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ, không phải do xương hàm.
Liên hệ ngay với Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất các vấn đề về răng miệng:
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com
Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, để xác định được phương pháp phù hợp nhất cẩn có sự thăm khám, tư vấn kĩ lưỡng từ bác sĩ có chuyên môn cao.