Đối với tình trạng dính thắng lưỡi sẽ có những mức độ dính thắng lưỡi khác nhau. Ở mỗi mức độ khác nhau sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Vậy đối với tình trạng thắng lưỡi bị dính thì có những mức độ nặng – nhẹ như thế nào?
Mời bạn đọc bài viết này nhé!
1. Mức độ dính thắng lưỡi có những cấp độ nào?
Ở vị trí thắng lưỡi bị dính sẽ có những cấp độ khác nhau. Đồng thời, đối với vấn đề dính thắng lưỡi thì sẽ được phân ra ở 4 cấp độ dưới đây: Những tình trạng bị dính phanh lưỡi cơ bản đó là:
- Dính đầu lưỡi: Dính đầu lưỡi là loại dính thắng lưỡi phổ biến nhất, trẻ bị dính phần màng mỏng gần đầu lưỡi, dính ở phía trước lưỡi.
- Dính ở giữa: Dính phần giữa ở mặt dưới lưỡi.
- Dính xa hơn ở giữa: Dính phần giữa ở mặt dưới lưỡi nhưng xa hơn.
- Dính sàn miệng: Dính sàn miệng là loại dính thắng lưỡi hiếm gặp nhất, sàn miệng của trẻ bị dính vào phía sau ở mặt dưới của lưỡi, phần đầu lưỡi không bị dính và thắng lưỡi rất dày.
Mỗi tình trạng sẽ được phân theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tương ứng với 4 kiểu hình dính phanh lưỡi sẽ được chia thành 4 mức độ nặng nhẹ.
Đối với tình trạng này, ở cả trẻ nhỏ và người lớn đều có thể bị vấn đề thắng lưỡi bị dính. Vậy những ảnh hưởng của tình trạng dính thắng lưỡi là gì? Mời bạn đọc tiếp phần 2 của bài viết này nhé!
2. Những ảnh hưởng của tình trạng dính thắng lưỡi
Những ảnh hưởng có thể gặp nếu như trẻ bị tật dính thắng lưỡi đó là:
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động của lưỡi. Do phần thắng lưỡi bám thấp hơn so với bình thường nên cử động của lưỡi cũng hạn chế hơn rất nhiều. Lưỡi của trẻ không thể đưa lên trên chạm vào vòm miệng, sang hai bên chạm vào niêm mạc má.
- Ảnh hưởng đến việc ti mẹ ở trẻ: Đối với việc trẻ bị tình trạng thắng lưỡi bám dính thấp điều này sẽ khiến cho con ti mẹ khó khăn. Lực từ lưỡi sẽ không nhiều và con sẽ khó ti mẹ. Ở trẻ sơ sinh, thời gian trẻ bú lâu hơn hoặc phát ra âm thanh khi bú.
-
- Trẻ lớn hơn bị nghiêng hàm răng dưới hoặc giữa 2 răng cửa hàm dưới có khe hở. Việc nói chuyện hay phát âm của trẻ cũng khó khăn hơn. Thậm chí do lưỡi bị kéo xuống bởi phanh lưỡi ngắn sẽ khiến trẻ phát âm sai hoặc trẻ sẽ lười nói. Từ đó gây ra vấn đề trẻ chậm nói.
Trên đây là một số biểu hiện thấy rõ ở trẻ khi có tình trạng phanh lưỡi bám thấp. Bố mẹ nên quan tâm và để ý đến trẻ khi thấy con có những biểu hiện và vấn đề này để có thể sớm cho trẻ chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Niềng răng ở trẻ nhỏ và cách nhận diện các thói quen xấu gây hỏng răng
Sâu răng ở trẻ – 7 điều ba mẹ cần biết!
Dán sứ veneer có đau không? Veneer có làm hỏng răng thật?
Trên đây là những thông tin về tình trạng sức khỏe răng miệng ở trẻ. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Techcombank 73 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com