Niềng răng ở trẻ nhỏ và cách nhận diện các thói quen xấu gây hỏng răng

Ngày nay, việc niềng răng ở trẻ nhỏ được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bố mẹ không biết con mình đã đủ tuổi để đi niềng răng hay chưa?

Bạn có thắc mắc rằng độ tuổi nào là phù hợp nhất để cho trẻ niềng răng không?

Nếu muốn biết bạn hãy đọc bài viết dưới đây!

1. Niềng răng ở trẻ nhỏ – Độ tuổi nào phù hợp?

Theo lời khuyên của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (American Dental Association), trẻ từ 6-7 tuổi đã có thể niềng răng.

Việc thăm khám và quyết định niềng răng ở trẻ nhỏ là rất quan trọng. Vậy nên, bạn cần đưa trẻ đến những nha khoa uy tín để cho trẻ niềng răng.

Các bác sĩ chuyên ngành răng hàm mặt sẽ là những người có khả năng biết được:

  • Độ tăng trưởng và phát triển hàm răng của trẻ.
  • Tình trạng hàm răng.
  • Tương quan hàm răng.

Khi đó, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bạn có thể đến nha khoa Vinalign – nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về Răng – Hàm – Mặt để thăm khám và tiến hành niềng răng.

Bắt đầu từ 6 tuổi là độ tuổi thay răng ở trẻ nhỏ. Đến khoảng 12-13 tuổi, răng của trẻ gần như được thay mới hoàn toàn. Vì vậy, trong giai đoạn 6-12 tuổi là quá trình thay đổi về hàm răng và cấu trúc xương hàm.

Dành cho bạn:

Chi phí niềng răng trong suốt. Niềng răng trong suốt có đắt không?

Tại sao nên niềng răng – Nụ cười rạng rỡ và còn gì nữa

Niềng răng ở trẻ nhỏ
Độ tuổi trẻ có thể niềng răng cho trẻ là từ khoảng 6-7 tuổi

2. Những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Ở độ tuổi 6-12, một số trẻ có thể gặp phải những tình trạng lệch lạc khớp cắn như sau:

2.1 Tình trạng răng hô cần niềng răng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng hô là do vấn đề về đường thở. Ngoài ra, những thói quen xấu ở trẻ như: mút ngón tay, đẩy lưỡi cũng làm cho răng trở nên bị hô hơn.

Niềng răng ở trẻ nhỏ
Tình trạng răng hô gây mất thẩm mỹ

2.2 Niềng răng ở trẻ nhỏ trong trường hợp răng móm

Móm hay còn gọi là tình trạng khớp cắn ngược. Tình trạng hàm răng dưới bị đưa ra phía trước chùm lên hàm trên. Ở trường hợp này hàm dưới đang có xu hướng phát triển quá mức.

Vì thế, chúng ta cần phải có những biện pháp can thiệp sớm để định hướng lại sự phát triển của xương hàm. Nếu chúng ta để tình trạng này quá lâu thì việc can thiệp sẽ trở nên khó khăn hơn. Trường hợp xấu nhất mà ít ai mong muốn đó là bạn cần phải phẫu thuật.

Niềng răng ở trẻ nhỏ
Hàm dưới hướng ra phía ngoài nhiều hơn so với hàm trên – Răng móm

2.3 Tình trạng khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu nghĩa là hàm trên chùm xuống hàm dưới. Mức độ khớp cắn sâu được chia ở các mức độ như: khớp cắn sâu bình thường và khớp cắn sâu nặng.

  • Khớp cắn sâu bình thường: Khớp cắn sâu bình thường là khi răng hàm trên cắn chùm nửa răng hàm dưới.
  • Khớp cắn sâu nặng: Khớp cắn sâu nặng là khi răng hàm trên cắn chùm kín răng hàm dưới.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ có tình trạng răng cửa dưới cắn vào lợi của răng cửa trên. Những nguyên nhân phổ biến đó là:

  • Di truyền: Tình trạng do di truyền là chính bố hoặc mẹ (cũng có thể là cả hai) của trẻ bị tình trạng bị khớp cắn sâu.
  • Do các thói quen xấu: Các thói quen xấu như tật thở bằng miệng, tật đẩy lưỡi…
Niềng răng ở trẻ nhỏ
Khớp cắn sâu là tình trạng hàm răng trên cắn chùm hàm răng dưới

2.4 Tình trạng khớp cắn hở

Khớp cắn hở là tình trạng các răng cửa không khít vào nhau, ở giữa hai răng có khoảng cách và bị hở hẳn ra. Thông thường tình trạng khớp cắn hở này thường xảy ra ở các trẻ nhỏ từ 4-7 tuổi. Ngoài ra, tình trạng khớp cắn hở cũng có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi.

Tình trạng khớp cắn hở liên quan đến các thói quen xấu của trẻ:

  • Tật đẩy lưỡi: Khi mà trẻ nuốt nước bọt bạn sẽ thấy lưỡi của trẻ đưa ra ngoài. Đó là thói quen xấu dẫn đến tình trạng khớp cắn hở ở trẻ.
  • Mút tay: Có những trẻ nhỏ đến độ tuổi 6-7 tuổi vẫn còn giữ thói quen này. Khi mút ngón tay, răng của trẻ bị đẩy ra và gây nên tình trạng khớp cắn hở.
  • Thói quen bú bình: Việc bú bình nên được dừng lại khi trẻ 4-5 tuổi. Bởi chính thói quen bú bình khiến cho trẻ bị tình trạng khớp cắn hở.
Niềng răng ở trẻ nhỏ
Khớp cắn hở

2.5 Tình trạng răng chen chúc

Ở giai đoạn 6-8 tuổi được ví như giai đoạn “con vịt xấu xí”. Bạn có thể nhận biết được thông qua tình trạng hai răng cửa to, chếch sang hai bên ở trẻ. Trong quá tình các răng mới mọc ra sẽ đẩy các răng cũ. Từ đó, các răng bị mọc lệch lạc không đúng vị trí,

Bạn nhận ra được điều này sớm thì bạn có thể có những biện pháp can thiệp sớm cho trẻ. Khi đó trẻ sẽ tránh được tình trạng răng chen chúc, lệch lạc.

Niềng răng ở trẻ nhỏ
Tình trạng răng chen chúc, mọc không đúng vị trí

3. Tại sao phải đưa trẻ đi khám sớm

Khi bạn đưa trẻ đi thăm khám tại các nha khoa uy tín sẽ có thể sớm phát hiện các tình trạng về răng miệng ở trẻ. Ở một số trường hợp trẻ sẽ chỉ mắc một trong các tình trạng như trên. Nhưng thậm chí, có những trẻ có thể cùng lúc mắc tất cả các tình trạng về răng.

Vậy nên trẻ cần được niềng răng sớm để có một hàm răng đều đẹp sớm. Dưới đây là một số những lợi ích của việc niềng răng cho trẻ khi còn nhỏ:

3.1 Loại bỏ các thói quen xấu ở trẻ

Đôi khi, bố mẹ bận rộn với những công việc của mình, ít có thời gian quan tâm trẻ. Nên các phụ huynh sẽ không phát hiện ra những thói quen xấu mà con mình đang gặp phải.

Vì thế, khi bạn cho trẻ đến nha sĩ khám sớm sẽ có thể phát hiện ra những thói quen xấu ở trẻ. Từ đó các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời.

3.2 Giai đoạn vàng ảnh hưởng đến nền xương răng

Nền xương hàm là gì?

Trong giai đoạn này của trẻ có sự phát triển của xương hàm, của các tổ chức lồi xương và lồi cầu, sụn lồi cầu. Cũng như sự phát triển của cả hàm trên.

Nếu chúng ta loại bỏ thói quen xấu của trẻ được thì có thể can thiệp được sự phát triển và định hướng sự phát triển của xương răng. Trong giai đoạn này, xương hàm của trẻ còn mềm và chưa cốt hóa. Tất cả vẫn tăng trưởng theo định hướng của chúng ta.

Vì vậy khi niềng răng ở trẻ nhỏ, chúng ta có thể can thiệp ngay từ bây giờ sẽ giúp cho răng của trẻ mọc đều và đẹp.

Bạn có thể quan tâm:

https://youtu.be/LYJdI43YHpc
Thế nào là một nụ cười đẹp – Bác sĩ Nam Bùi cùng bạn phân tích

Trên đây là những thông tin cũng như những lưu ý giúp cho các bậc phụ huynh nắm rõ hơn tình trạng răng miệng của trẻ nhỏ. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc nào hoặc đang băn khoăn không biết nên chọn nha khoa UY TÍN nào để đưa trẻ đi thăm khám và niềng răng hãy đến với nha khoa Vinalign của chúng tôi.

Nha khoa Vinalign có:

Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất: Nha khoa Vinalign đặc biệt chú trọng đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất. Các máy móc, kỹ thuật hiện đại và tiên tiến nhất không ngừng được cập nhật. Từ đó Vinalign tự tin mang lại kết quả tốt nhất cho khách hàng. Vinalign luôn đi đầu về công nghệ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chuẩn và yếu tố vô trùng.

Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu: 100% bác sĩ tốt nghiệp đại học Răng-Hàm- Mặt. Có nhiều bác sĩ đã được tu nghiệp ở nước ngoài. Các bác sĩ đều có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm.

Dịch vụ chu đáo, tận tình: Khách hàng đến với nha khoa Vinalign sẽ được chăm sóc chu đáo, tận tình. Vinalign cam kết bảo đảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Để được tư vấn TẬN TÌNHNHANH CHÓNG nhất các vấn đề về niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com

Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share