NÚM PHỤ TRÊN RĂNG – NGUY CƠ GÂY CHẾT TUỶ ÂM THẦM

NÚM PHỤ TRÊN RĂNG – NGUY CƠ GÂY CHẾT TUỶ ÂM THẦM

Núm phụ trên răng là hiện tượng mà nhiều khách hàng hay gọi là răng mọc “gai nhọn”. Tình trạng này không hiếm và có thể phát hiện đơn giản bằng mắt thường. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý. Nếu không có cách xử lý phù hợp có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Trong bài viết này, Vinalign sẽ chia sẻ các kiến thức, cách xử lý hiện tượng này.

1. Núm phụ trên răng là gì?

Núm phụ trên răng là lớp nhô lên bề mặt răng có hình dạng như núm, múi dư. Núm phụ này có đầy đủ bộ phận như 1 chiếc răng thông thường: lớp men ngoài cùng, lớp ngà bao xung quanh và mô tủy bên trong.

Núm phụ trên bề mặt răng
Núm phụ trên bề mặt răng

Tình trạng này thường xuất hiện ở mặt trong của răng hàm trên hoặc mặt nhai của răng cối nhỏ hàm dưới. Theo nghiên cứu tỷ lệ gặp núm phụ ở răng người châu Á là từ 2- 3%, độ tuổi hay gặp nhất là trẻ em từ 9 – 10 tuổi.

Có thể phát hiện đơn giản bằng cách quan sát bề mặt răng có các núm gồ lên trên mặt nhai.

Xem thêm những điều cần biết về núm phụ mặt nhai TẠI ĐÂY

2. Nguyên nhân gây ra núm phụ trên răng

Nguyên nhân của tình trạng núm phụ trên răng là do lớp thượng bì men bên trong lộn ra ngoài.

Tuy nhiên, cũng có một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do di truyền. Cũng có thể là do chấn thương cục bộ tác động lên mầm răng.

3. Nguy cơ tiềm ẩn từ núm phụ trên răng

Vì núm phụ mặt nhai có cấu tạo tương tự như răng bình thường. Nó có đủ lớp men răng, ngà răng và tủy răng nhưng lại gồ lên trên bề mặt nhai. Dẫn đến việc mô tủy nhô cao làm răng dễ có nguy cơ bị mòn vỡ, lộ tuỷ trong quá trình nhai.

Lực nhai dồn xuống tại vị trí núm phụ sẽ mạnh hơn tại các vị trí khác. Nó là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa 2 hàm khi vận động, lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng, bệnh lý về răng. Ví dụ như hoại tử tủy, áp xe quanh chóp răng, sưng đau vùng nướu chân răng cối nhỏ.

Núm phụ trên răng có thể dẫn tới nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Núm phụ trên răng tiềm ẩn nguy cơ gây hoại tử tuỷ răng

Ngoài ra, ở trẻ em 9 -10 tuổi. Răng có núm phụ làm cản trở khớp cắn, tạo lực đè nén lên răng, chóp chân răng. Dễ bị sang chấn gây tình trạng răng không đóng chóp, viêm tuỷ, viêm cuống răng.

4. Cách điều trị núm phụ trên răng

  • Trường hợp không ảnh hưởng đến khớp cắn

Núm phụ răng có thể được điều trị bằng cách mài chỉnh để loại bỏ đi hoàn toàn. Nhưng trong trường hợp núm phụ răng không ảnh hưởng đến khớp cắn thì không cần can thiệp. Chỉ cần dự phòng răng sâu ở rãnh giữa núm phụ và bề mặt răng.

  • Trường hợp ảnh hưởng đến khớp cắn

Nếu núm phụ gây cản trở khớp cắn. Hướng điều trị sẽ là làm giảm đi chiều cao của núm răng một cách từ từ để tạo lại ngà răng trên bề mặt tủy. Sử dụng fluor để tái khoáng lại bề mặt men răng, mài lặp lại nhiều lần. Mỗi lần cách nhau 3 đến 6 tháng để giảm độ cao của núm phụ và để ngà răng có phản ứng thành lập.

5. Quy trình điều trị núm phụ trên răng tại Vinalign

Việc mài chỉnh này cần được thực hiện đúng cách và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như độ dày lớp men ngà trên sừng tủy, sự nhạy cảm của bệnh nhân. Đặc biệt là tay nghề của bác sĩ. Nếu không có thể làm lộ tuỷ và gây ê buốt.

Tại nha khoa Vinalign, đầu tiên bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp phim X-quang răng. Đánh giá độ dày của lớp men ngà bên trên sừng tủy. Đánh giá răng có núm phụ và đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể.

  • Đối với răng bình thường:

Sử dụng mũi khoan kim cương hạt mịn với tốc độ cao có phun nước để mài bớt độ cao của núm phụ. Sau đó bôi Flour để tái khoáng. Mài với nhiều lần hẹn khác nhau, mỗi lần mài đi bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào độ dày của lớp men ngà phía trên. Khoảng cách giữa hai lần mài chỉnh là 3 tháng, theo dõi và tái đánh giá sau 12 tháng. Kiểm soát trong vòng 1 năm, mài cho đến khi nào thử bằng giấy cắn thấy không còn cản trở khớp cắn.

Trong trường hợp mài gây hở tủy thì thực hiên che tủy trực tiếp bằng vật liệu sinh học trám răng (MTA hoặc Biodentin) rồi tiếp tục theo dõi.

Vật liệu sinh học trám răng MTA
Vật liệu sinh học trám răng MTA
  • Đối với răng bị viêm tuỷ

Trường hợp này cần điều trị tuỷ sớm tránh tình trạng tạo nang, sau đó bao phủ bằng vật liệu sinh học trám răng (MTA hoặc Biodentine) giúp răng đóng chóp trong giai đoạn sớm.

Vật liệu sinh học trám răng Biodentine
Vật liệu sinh học trám răng Biodentine

Núm phụ răng tuy nhỏ và tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể dẫn tới hậu quả khôn lường. Khi phát hiện có những núm phụ trên răng, tuyệt đối không nên tự mài hoặc bẻ vỡ. Khi phát hiện những núm phụ như vậy hãy đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và được điều trị đúng cách.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com

Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share