Tật nghiến răng là một thói quen tuy không có những tác hại gì quá nghiêm trọng. Nhưng việc nghiến răng cũng bị liệt vào danh sách ”Những thói quen xấu cần bỏ”.
Vậy nguyên nhân và cách điều trị tật nghiến răng là gì? Tại sao cần phải điều trị? Mời bạn theo dõi tại bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tật nghiến răng là gì?
Mời bạn tìm hiểu về: Thói quen nghiến răng là gì? Những nguyên nhân nào làm nên tật nghiến răng? Phía dưới đây.
1.1 Định nghĩa
Tật nghiến răng là một hành động mà bản thân bạn không thể tự chủ được. Nghiến răng là thói quen cắn chặt hai hàm răng (clenching) hoặc nghiến răng ra trước hay sang bên phải hay trái (grinding).
Thói quen xấu này có thể diễn ra cả ban ngày hoặc ban đêm, đặc biệt dễ thấy khi ngủ. Thông thường tật nghiến răng không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe răng miệng. Nghiến răng có thể xảy ra ở trẻ em cũng như người lớn và cả hai giới.
1.2 Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thói quen nghiến răng như:
- Do cơ thể: Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi ngủ sẽ có thể tắc nghẽn đường thở lúc nghiến răng. Rối loạn giấc ngủ, khó thở khi ngủ, mất cân bằng hoạt chất trong não như thấp lượng serotonin trong não gây kích hoạt nghiến răng khi ngủ. Đối với trẻ em, các bệnh như nhiễm giun sán, ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân gây nên tật nghiến răng. Ngoài ra nhiều yếu tố khác được nhắc đến như rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết, thiếu vitamin, mất cân bằng enzyme…
- Do răng, hàm: Về răng, khi mối tương quan kém giữa răng, khớp cắn, tương quan giữa hai hàm và những phần khác của bộ máy nhai – đường thở, sự ổn định hàm khi nuốt và nền sọ. Bên cạnh đó, việc mọc răng ở trẻ nhỏ khiến trẻ bị ngứa lợi. Từ đó, trẻ thường nghiến răng để làm tan đi cảm giác ngứa lợi.
- Stress: Căng thẳng, mệt mỏi chính là nguyên nhân lớn khiến cho bạn không có giấc ngủ trọn vẹn. Từ đó, stress cũng là mầm mống tạo nên thói quen xấu nghiến răng.
Trên đây là một số nguyên nhân gây nên thói quen xấu nghiến răng mà thường gặp nhất ở mọi người.
2. Tác hại của thói quen nghiến răng
Nghiến răng tuy không gây cho bạn những biến chứng nghiêm trọng nhưng thói quen này cũng gây nên một số hậu quả như:
- Răng hàm bị hư hại
- Phục hình răng bị ảnh hưởng
- Độ nhạy cảm của răng tăng cao hơn
- Răng yếu và dễ bị mòn
- Gây nên chứng bệnh dối loạn khớp thái dương hàm
- Các triệu chứng đau nhức đầu
3. Cách điều trị tật nghiến răng
Mặc dù không gây nên những biến chứng quá xấu, nhưng bạn cũng nên nhanh chóng và kịp thời điều trị tình trạng nghiến răng.
Dưới đây là một số cách giúp bạn điều trị tật nghiến răng:
- Tạo cho bản thân cảm giác thoải mái, luyện tập thể dục thể thao. Tránh những áp lực, căng thẳng khiến cho giấc ngủ không sâu giấc.
- Tới nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tại Vinalign các bác sĩ sẽ dùng các máng Silicon để bảo vệ.
- Theo chuyên gia, bạn nên giải tỏa những lo âu bằng cách thiền định, hoặc phục hồi các răng mòn.
Bài viết liên quan đến những thói quen xấu:
Niềng răng ở trẻ nhỏ và cách nhận diện các thói quen xấu gây hỏng răng
6 Thói Quen Xấu Làm Hỏng Hàm Răng Của Trẻ & Cách Điều Trị
Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702 hoặc 098.675.2233
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com
bọc răng sứ cao răng chi phí niềng răng chỉnh nha chỉnh nha nha khoa vinalign chỉnh nha vinalign dán sứ veneer hôi miệng implant khay niềng răng trong suốt mewing mắc cài nam bùi vinalign ngày lễ nha khoa nha khoa chỉnh nha nha khoa niềng răng nha khoa trẻ em nha khoa uy tín nha khoa vinalign nhổ răng nhổ răng khôn niềng răng niềng răng có đau không niềng răng khay trong suốt niềng răng là gì niềng răng mắc cài niềng răng mắc cài là gì niềng răng trong suốt niềng răng tại vinalign niềng răng Vinalign niềng răng vinalign có gì răng răng khôn răng khôn là gì răng số 8 sâu răng sâu răng là gì trồng răng implant veneer vinalign viêm lợi viêm lợi là gì đau khớp thái dương hàm ưu đãi