Bề ngoài của răng là men răng – được coi là chất cứng nhất trong cơ thể. Bên trong răng là mạng lưới phức tạp của các mô và những dây thần kinh nhạy cảm. Khu vực trong răng đó được gọi là tủy răng. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải điều trị tủy răng.
Nếu men răng bị hư hỏng, vi khuẩn, chất lỏng, thức ăn có thể tiếp xúc với cấu trúc răng mỏng mạnh bên trong. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng trong chân răng.
Khi tình trạng này xảy ra, đau và khó chịu là những gì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy. Nếu tình trạng nhiễm trùng không được xử lý, nó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Các nha sĩ có thể “cứu” chiếc răng nhờ phương pháp được gọi là điều trị tủy. Điều trị này cũng có thể coi là điều trị nội nha.
Mục lục
1. Điều trị tủy răng là gì?
Điều trị tủy răng là tên gọi của một thủ thuật bao gồm loại bỏ sâu răng và nhiễm trùng tồn tại bên trong trung tâm và chân răng.
Trám bít chân răng với các mô bên trong răng, tủy răng được làm sạch và sau đó trám răng để bảo tồn nó trong nhiều năm.
Điều trị như vậy cho phép răng tự nhiên được giữ đúng vị trí và tránh phải nhổ răng.
Những răng đã trải qua quá trình trám bít ống tủy thường mỏng manh hơn và thường được bọc bằng một mão nhân tạo để bảo vệ chúng để tránh làm hỏng răng thêm.
Dành cho bạn:
Tại sao bạn cần đến gặp nha sĩ khi bị viêm nha chu
2. Tại sao cần điều trị tủy răng
Điều trị tủy răng là cần thiết để ngăn chặn sự lan rộng của sâu từ răng vào xương và mô xung quanh. Nó cũng giúp giữ lại chiếc răng tự nhiên vốn có.
Răng có thể bị hư hại do chấn thương, gãy xương, bong miếng trám nhưng phổ biến nhất là sâu răng .
Nếu bạn đến gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ, sâu răng có thể được xử lý trước khi nó xâm nhập vào cấu trúc răng nhạy cảm bên trong và cần thực hiện điều trị tủy.
Không có gì hoạt động tốt bằng răng tự nhiên, vì vậy tốt nhất là bạn nên giữ chúng nếu có thể.
Ban đầu, sâu răng chỉ xảy ra ở bề mặt ngoài cùng của răng – men răng.
Sau đó, nó sẽ tiến triển xuyên qua răng về phía trung tâm nơi có tủy răng. Điều này sẽ khiến các dây thần kinh trong tủy răng phản ứng lại.
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Nhạy cảm khi ăn hoặc uống nhất là khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Đau khi cắn mạnh.
- Răng lung lay.
- Răng bị sậm màu/đổi màu
Không lưu ý những dấu hiệu cảnh báo này có thể dẫn đến sự lan rộng của vi khuẩn và làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Khi nhiễm trùng đến một giai đoạn nhất định, bạn sẽ không còn cảm thấy đau đớn hay khó chịu nữa. Đây không phải là một điều tốt. Điều này có nghĩa là nhiễm trùng đã làm hỏng các dây thần kinh bên trong răng đến mức chúng không còn hoạt động bình thường.
Không điều trị nhiễm trùng lan rộng cuối cùng có thể dẫn đến áp xe .
Áp xe là một vùng bị viêm, trong đó mủ tích tụ và có thể gây sưng tấy các mô xung quanh răng.
Trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể cảm thấy:
- Đau khi cắn hoặc nhai
- Sưng nướu quanh răng
- Sưng mặt
- Chảy mủ từ răng hoặc nướu
- Thay đổi màu sắc của răng (trở nên sẫm màu hơn)
Nếu răng của bạn bị nhiễm trùng, nó không thể tự lành như một vết cắt nhỏ trên bề mặt da.
Mặc dù thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol và ibuprofen có thể làm dịu cơn khó chịu nhưng chúng chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn chỉ nên sử dụng để giúp kiểm soát cơn đau cho đến khi bạn có thể gặp nha sĩ.
Cuối cùng, bạn cần loại bỏ nguồn lây nhiễm – sâu răng!
Nếu bạn nghĩ rằng đến bác sĩ hoặc nha sĩ để dùng kháng sinh là giải pháp thì thật đáng buồn là bạn đã nhầm.
Thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng tủy răng. Thông thường không còn nguồn cung cấp máu đi vào tủy răng để tiếp cận vi khuẩn và cung cấp kháng sinh.
3. Cách điều trị tủy răng
Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng khác nhau và cách thức điều trị của các bác sĩ sẽ khác nhau.
Điều này có nghĩa, các bước chính xác của quá trình điều trị tủy răng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 4 bước chính trong quy trình điều trị tủy răng.
Các bước điều trị tủy răng quan trọng là:
3.1 Chuẩn bị
Trước khi điều trị tủy, bạn sẽ được chụp x-quang để xác định mức độ sâu và tìm hiểu cấu trúc răng. Nha sĩ sẽ giải thích về phương pháp điều trị và những điều liên quan.
Môi trường làm việc sạch sẽ vô trùng là điều quan trọng vì nếu bất cứ thứ gì dính vào răng trong quá trình thực hiện có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công. Môi trường làm răng không đảm bảo có thể dẫn đến nhiễm trùng, phải nhổ bỏ răng.
Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ vào khu vực xung quanh răng cần điều trị. Điều này sẽ làm tê liệt khu vực đó và giúp bạn không cảm thấy đau trong quá trình điều trị.
Một chiếc vòng bao quanh răng để ngăn dụng cụ không tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào khác trong miệng. Các mảnh vụn của quá trình điều trị không thể nuốt hoặc bị nghẹn.
3.2 Mở răng/tiếp cận ống tủy
Mặc dù đã có một lỗ trên thân răng gây ra bởi sâu răng nhưng nha sĩ phải khoan một lỗ lớn hơn để tiếp cận buồng tủy bên trong chứa mô bị nhiễm trùng.
Trên các răng lớn hơn như răng hàm, lỗ này thường ở trên cùng của răng. Với những chiếc răng nhỏ hơn như răng cửa, lỗ được khoan ở phía sau chiếc răng.
Các dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng để giúp mở rộng ống tủy và tạo hình dạng tốt cho việc trám bít, cho phép tiếp cận sâu đến chân răng để loại bỏ việc nhiễm trùng.
Quá trình điều trị này có thể sẽ mất một vài giờ để hoàn thành. Răng càng có nhiều chân răng thì việc điều trị dứt điểm càng lâu.
3.3 Làm sạch
Khi tủy răng đã được loại bỏ, nha sĩ có thể làm sạch bên trong răng và về cơ bản là khử trùng để sẵn sàng trám răng.
Các dụng cụ và hóa chất sẽ được kết hợp để loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn còn sót lại để đảm bảo không có gì bị bỏ lại.
Kim tiêm được sử dụng để đẩy dung dịch vệ sinh vào ống tủy sau đó chất này được hút ngược ra ngoài và lặp lại nhiều lần.
Các ống tủy sau đó cần được làm khô bằng đầu hút để hoàn thành quá trình làm sạch.
Trong một số trường hợp, khi việc điều trị tủy không thể hoàn thành trong một lần đến nha sĩ. Thuốc sẽ được đặt vào ống tủy và đặt một miếng trám tạm thời.
Miếng trám sẽ được để trong tối đa một tuần để thuốc có thời gian tiêu diệt vi khuẩn và nhiễm trùng.
Trong lần khám thứ hai, miếng trám sẽ được loại bỏ và làm sạch ống tủy một lần nữa. Nha sĩ sẽ hoàn thành các công đoạn cuối cùng của quá trình điều trị.
3.4 Làm đầy ống
Các ống tủy sẽ được trám để ngăn ngừa vi khuẩn tái phát và giữ cho răng ở tình trạng tốt nhất có thể.
Các ống tủy được lấp đầy bằng một loại cao sư đặc biệt như gutta percha. Trong quá khứ, từng có kỹ thuật khác được sử dụng như bạc.
Gutta percha có hình dạng như những chiếc nón mỏng. Chúng được nhúng vào keo canxi hydroxit (xi măng) để giúp bịt kín các khe hở rất nhỏ.
Khi chân răng đã được trám xong, một miếng trám thông thường sẽ được áp dụng cho thân răng.
3.5 Mão răng
Miếng trám bổ sung độ chắc khỏe cho chiếc răng đã mất do nhiễm trùng. Chiếc răng vẫn dễ vỡ hơn trước đây. Nó có xu hướng giòn hơn và có nhiều khả năng bị vỡ dưới áp lực.
Ngoài ra, vi khuẩn có thể len lỏi xung quanh miếng trám có thể khiến quy trình lấy tủy không thành công.
Nơi đỉnh của răng dễ bị tổng thương nhất, có thể nên đặt một mão răng nhân tạo lên. Về cơ bản, nó giống như một lớp bảo vệ. Những người đặt mão răng cho thấy kết quả điều trị thành công.
4. Ưu nhược điểm của điều trị tủy răng
Với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn có thể thắc mắc: vậy việc điều trị tủy răng có những ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm:
- Bảo vệ răng tự nhiên: Không gì có thể thay thế răng tự nhiên. Điều trị tủy sẽ giúp giữ lại răng thật.
- Mang lại sự tự tin: Phương pháp điều trị giúp loại bỏ cơn đau gây nhiễm trùng và cho phép bạn thoải mái sau khi điều trị.
- An toàn: Quy trình điều trị tủy đã được sử dụng trong thời gian dài cho thấy hiệu quả khi điều trị.
- Tỷ lệ thành công : 90% ca điều trị tủy răng thành công.
- Độ khít cao: Nhổ răng là phương pháp thay thế và điều đó sẽ khiến bạn có khoảng trống trên răng trừ khi mua răng giả.
- Không cần làm răng giả: Với chiếc răng được chữa tủy không cần răng giả để thay thế.
Nhược điểm:
- Có thể không hiệu quả: Phương pháp điều trị có thể không hiệu quả trong mọi trường hợp.
- Thời gian: Đây là một thủ tục tốn thời gian hơn so với nhổ răng.
- Phục hồi: Sẽ có một chút thời gian phục hồi, đó là một thủ tục phẫu thuật
5. Điều trị thay thế
Phương pháp điều trị thay thế duy nhất cho điều trị tủy là nhổ răng. Đây không phải là lựa chọn được ưu tiên vì việc nhổ bỏ răng có thể gây ra các vấn đề về ăn nhai và ảnh hưởng đến hình dáng những chiếc răng còn lại.
Chiếc răng bị mất có thể được thay thế bằng răng giả, cầu răng hoặc Cấy ghép Implant.
Có thể bạn quan tâm:
6 lợi ích của cấy ghép Implant – giải pháp hàng đầu thay thế răng bị mất
6. Câu hỏi thường gặp
Lấy tủy răng có đau không?
Điều trị tủy răng không gây đau đớn. Thuốc gây tê cục bộ được sử dụng để làm tê khu vực điều trị trong quá trình thực hiện để bạn không cảm thấy gì. Tùy vào thời gian điều trị, thuốc tê sẽ được sử dụng để đảm bảo khu vực đó sẽ vẫn còn tê khi điều trị xong.
Mặc dù bạn có thể thấy có một chút khó chịu khi điều trị nhưng điều này sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Tất cả các răng đều có thể điều trị tủy?
Phần lớn trường hợp có thể điều trị tủy với mọi răng. Tuy nhiên, có những trường hợp bất đắc dĩ thì nhổ răng là lựa chọn tốt nhất.
Những trường hợp này là tình trạng nhiễm trùng và sâu răng đã tồn tại quá lâu, không thể cứu được răng.
Răng sẽ thế nào sau khi điều trị tủy?
Hầu hết răng sẽ trông không khác gì sau khi được điều trị tủy. Có thể răng sẽ trông sậm màu hơn nhưng không phổ biến.
Hút thuốc sau điều trị tủy răng bao lâu?
Bạn có thể hút thuốc sau khi điều trị tủy răng nhưng hãy để càng lâu càng tốt.
Nếu có thể, bạn hãy tránh hút thuốc hoàn toàn sau khi lấy tủy răng. Điều này sẽ tác động tích cực đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Khi gặp phải các vấn đề về răng miệng, tốt nhất là bạn nên đến nha sĩ để được khám và điều trị nhanh chóng nhất. Việc điều trị sớm sẽ làm tăng hiệu quả và giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Nha khoa Vinalign với dịch vụ nha khoa tổng quát sẽ giúp bạn có hàm răng khỏe đẹp nhất!
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com
Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share
2 thoughts on “Điều trị tủy răng – tất cả những gì bạn cần biết để tránh mất răng”