Hard Mewing và Soft Mewing là gì? Tập Mewing sao cho chuẩn?

Hard MewingSoft Mewing là những bài tập giúp cho bạn có được khuôn mặt cân đối và sắc nét hơn. Nhưng mỗi phương pháp sẽ có cường độ và tần suất tập khác nhau.

Bạn muốn biết cụ thể hơn về phương pháp tập Mewing này chứ? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Các kiến thức về Mewing giúp ích cho bạn:

Có bằng chứng khoa học về mewing không?

Tập mewing để có gương mặt đẹp.

1. Soft Mewing là gì?

Khi các bạn tìm kiếm trên Google thì bạn sẽ thấy có hai cách tập Mewing, đó là Soft MewingHard Mewing. Trên thực tế, tập Mewing chính là một bài tập rèn luyện về cách đặt lưỡi đúng.

Lưỡi thường được ca ngợi là khối cơ khỏe nhất trong cơ thể và chỉ cần một lực nhẹ tác động liên tục sẽ làm thay đổi lại vị trí của hàm trên. Từ đó, việc đặt lưỡi đúng sẽ giúp thay đổi cả vị trí các xương liên quan, tạo nên sự thay đổi của các đường nét trên gương mặt.

Soft Mewing hay còn gọi là Mewing mềm. Phương pháp này là đặt tư thế lưỡi đúng vào vân khẩu cái. Khi chúng ta nuốt nước bọt thì lượng nước bọt trong miệng sẽ tạo nên áp lực âm nhờ đó lưỡi được đẩy lên trên vòm miệng.

Tóm lại, mewing mềm là bài tập giúp bạn đặt lại tư thế lưỡi chuẩn khi mà chúng ta nuốt. Về lâu dài, khi bạn thực hiện điều đó thường xuyên và liên tục sẽ làm cho bạn ghi nhớ được vị trí đặt lưỡi đúng. Ngoài ra, có những trường hợp bạn phải kết hợp với phương pháp niềng răng và bài tập mewing thì mới có kết quả.

Hard mewing
Soft mewing là những bài tập về tư thế lưỡi ở cường độ nhẹ nhàng và thường xuyên

2. Hard mewing là gì?

Hard mewing hay còn gọi là Mewing cứng là khi chúng ta chủ động được các tư thế lưỡi và tác động một lực mạnh lên trên vòm miệng. Người ta tin rằng, khi chúng ta tác động một lực mạnh từ lưỡi lên vòm miệng như vậy sẽ thúc đẩy nhanh kết quả của quá trình tập mewing hơn.

Gương mặt bạn sẽ được thay đổi nhanh chóng hơn khi sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đủ lớn để chứng minh điều đó.

Về cơ bản, hard mewing có thể tạo nên một lực mút giữa lưỡi và vòm miệng hoặc có thể không. Nhưng mewing cứng khác với mewing mềm về cường độ của lưỡi tác dụng lên trên vòm miệng.

Nếu phương pháp Soft mewing là tác dụng lực liên tục và sinh lý thì hard mewing sẽ là loại lực mạnh hơn, chủ động hơn.

Hard mewing
Hard meing là các bài tập với cường độ mạnh và nhiều nên kết quả sẽ nhanh hơn

3. Các trường hợp nào áp dụng tập được hard mewing

Theo tạp chí The Tropic Premise, được xuất bản bởi Tiến sĩ Mew vào năm 1981, “Sự phát triển lý tưởng của hàm và răng phụ thuộc vào tư thế lưỡi đặt chính xác, môi khép kín. Răng chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng trong khoảng từ bốn đến tám giờ một ngày.”

  • Trẻ nhỏ: Ngay từ khi chúng ta còn bú sữa mẹ, nếu bạn để ý một trẻ nhỏ bú mẹ bằng tư thế lưỡi đúng thì các nét của gương mặt trẻ sẽ được hài hòa. Còn đối với những trẻ có các tật thở miệng, nuốt lệch hay đẩy lưỡi thì về tổng thể gương mặt sẽ không đẹp như những đứa trẻ bình thường.
Hard mewing
Ở trẻ nhỏ thường có tật đẩy lưỡi
  • Độ tuổi trưởng thành: Ở độ tuổi trưởng thành khi bạn tập mewing mềm sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều và đôi khi sự thay đổi không rõ ràng. Còn khi bạn sử dụng phương pháp tập hard mewing thì sẽ cho lại kết quả nhanh chóng hơn: cơ mút được thu lại, gò má sắc nét và mắt sâu hơn.

4. Các phản ứng ngược của hard mewing

Trên thực tế, bên cạnh các trường hợp tập bằng phương pháp hard mewing thành công thì cũng có những trường hợp thuộc trong nhóm thất bại.

Một số tác dụng phụ khi tập hard mewing gây ra như:

  • Đau lưỡi
  • Đau cơ
  • Dị cảm nuốt
  • Biến đổi cấu trúc khuôn mặt
Hard mewing
Khi thực hiện với tần suất và cường độ quá mạnh bạn sẽ gặp phải một số vấn đề

Bài học rút ra cho chúng ta đó là những gì có tác dụng hay kết quả quá nhanh chưa chắc đã là tốt.

Bên cạnh đó, việc tập hard mewing có giúp cho bạn có được một kết quả gương mặt đẹp bền vững hay không hay có bất cứ một tác dụng phụ nào? Điều đó thì chưa có một thống kê và một nghiên cứu thực sự nào cụ thể chứng minh.

Từ đó, chúng ta đặt ra một câu hỏi rằng: “Có nên tập hard mewing không?”

Theo bác sĩ Nam Bùi, chúng ta có thể tập mewing. Tuy nhiên, khi tập hard mewing không phải trường hợp nào cũng có được kết quả tốt và khi tập chúng ta cần có chỉ định rất cụ thể và ràng, chi tiết của bác sĩ. Tại nha khoa Vinalign chúng tôi có khóa học một lộ trình về bài tập mewing của bác sĩ Nam Bùi, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Bên cạnh đó, khi tập tại nhà chúng ta cần phải biết các kiến thức cơ bản về việc đặt lưỡi đúng như thế nào. Nếu chúng ta không xem xét và cân nhắc kĩ trước khi tập và tập một cách bản năng không rõ ràng sẽ gây ra những hậu quả không đáng có.

Trên thực tế, ở các bài viết của Doctor Mike, ông cũng đã nói tần suất tư thế đặt lưỡi trên vòm miệng quan trọng hơn cường độ tác động mạnh. Vì vậy, bác sĩ Nam Bùi cũng khuyên chúng ta nên tập các bài tập về soft mewing trước.

Nếu các bạn có quan tâm tới các bài tập về mewing cũng như lộ trình tập mewing của nha khoa Vinalign hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trực tiếp trải nghiệm các bài tập thú vị này nhé!

Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702 hoặc 098.675.2233
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com

One thought on “Hard Mewing và Soft Mewing là gì? Tập Mewing sao cho chuẩn?

Comments are closed.