Răng số 8 – răng khôn là răng mọc sau cùng và thực tế thì nó gây ra khá nhiều phiền toái. Nhiều người bị “ám ảnh” khi phải nhổ bỏ những chiếc răng này.
Nếu bạn đang gặp phiền toái về răng khôn, đừng bỏ qua những chia sẻ lý thú dưới đây!
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nam Bùi – chuyên gia chỉnh nha nha khoa Vinalign.
Mục lục
Tại sao răng số 8 được gọi là răng khôn?
Theo như quy ước của các nhà khoa học thì cung hàm trên và cung hàm dưới được chia thành nửa bên phải và nửa bên trái và được gọi theo phân vùng. Ví dụ như cung bên phải được gọi là cung 1, cung 2. Cung bên trái được gọi là cung 3, cung 4. Chúng ta xoay vòng theo chiều kim đồng hồ.
Mỗi cung lại được đánh số. Ví dụ như răng cửa được gọi là răng số 1. Bên phải được gọi theo thứ tự là răng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7. Đến vị trí răng khôn là răng 1.8 hay vị trí răng cuối cùng là số 8. Một người mọc đủ răng thì một cung có 8 răng và 4 cung có 32 răng. Đó là nguyên nhân chúng ta gọi răng khôn là răng số 8.
Không mọc răng khôn có bình thường hay không?
Có người sẽ không thấy mọc răng khôn. Thực tế thì răng ẩn sâu trong xương hàm và không mọc chồi lên. Cũng có người không mọc đủ cả 4 chiếc răng khôn.
Quá trình mọc răng khôn đa phần là mọc lệch và gây hại cho chúng ta. Vì vậy, những người không mọc răng khôn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bạn không cần lo lắng khi không thấy răng khôn không mọc đâu nhé!
Thời gian mọc răng số 8
Răng khôn là răng mọc chậm nhất trong cung hàm. Khi hình thành lớp men đầu tiên ở chân răng là hình thành lúc 8 – 10 tuổi. Hình thành thân răng từ 12 – 16 tuổi. Tuổi nhú răng ở 17 – 21 tuổi. Giai đoạn này dễ bị lợi trùm hoặc viêm nhiễm. Giai đoạn mọc hoàn thành từ 18 – 25 tuổi.
Giai đoạn mọc lâu như vậy dẫn đến nhiều tình trạng như bị tai biến.
Tại sao răng khôn lại hay mọc lệch?
Người ta đã phát hiện ra rằng, con người ở thời kỳ tiền sử có răng số 8 mọc thẳng. Lý do là bởi họ chủ yếu ăn thức ăn chưa qua chế biến. Vì vậy hàm răng cần làm việc nhiều để cắn, xé thức ăn. Do đó khung hàm rất rộng và đủ chỗ cho răng khôn mọc.
Theo lịch sử tiến hóa, con người ngày càng phát triển hơn, biết chế biến nhiều món ăn đa dạng để dễ ăn, dễ tiêu hóa. Đồ ăn dạng cháo, xương hầm,… không cần phải nhai thì cung hàm không cần truyền lực và dần dần khiến khung hàm bị thu hẹp. Bản thân khung hàm không còn chỗ cho răng số 8 mọc. Lúc đó, xương hàm nhỏ lại khiến răng khôn bị mọc ngầm.
Răng số 8 là răng mọc chậm nhất. Khi đó, xương hàm đã phát triển. Xương đã cứng, chắc khiến răng khôn khó có thể chui lên được bề mặt xương cứng.
Về vấn đề niêm mạc, niêm mạc ở vùng góc hàm là niêm mạc dày và khiến răng số 8 không thể chui lên dễ dàng được.
Nguyên nhân thứ 3 là khi hình thành mầm răng khôn ở giai đoạn từ 7-8 tuổi, khi hình thành lớp men, lúc đó xương hàm phát triển xuống dưới và đi ra trước. Vô hình chung là những răng khôn là răng nằm ở những điểm gấp khúc của thân xương hàm dưới. Và như thế, trong quá trình phát triển của xương hàm sẽ kéo cho thân răng số 8 bị đổ khiến răng nghiêng.
Các răng số 6, 7, 8 cùng phát triển lên từ dải biểu mô miệng. Khi răng số 6, số 7 mọc sớm lên trước sẽ kéo thân răng số 7 ngả về phía trước. Đây là một quá trình phát triển về mầm răng,… Có nhiều biến thể như nghiêng xa, lệch má,… Đa phần là khôn nghiêng về phía gần.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 096.359.4566 hoặc 098.678.66.33
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com
One thought on “Vén màn bí ẩn về răng số 8 – răng khôn – những điều thú vị bạn chưa biết!”