Lễ Vu Lan là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

 Được cho là một ngày lễ quan trọng trong năm. Lễ vu lan được dân gian Việt Nam ta lưu truyền đến ngày nay. Vậy Lễ Vu Lan là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về ngày lễ rằm tháng 7 âm lịch này cùng Vinalign nhé!

Lễ vu lan là gì?

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung HoaTrong ngày này. Người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên.

Ngoài ra, việc sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.

Theo quyền “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên. Lễ Vu Lan bồn du nhập vào Việt Nam rất sớm từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Qua thời gian, lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho Phật tử. Mà cũng đã trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Chữ “Vu Lan” là cách gọi ngắn của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆). Được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan

Chuyện kể rằng: 

Khi Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã tu luyện thành công. Ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng mắt phép để tìm kiếm khắp đất trời xem bà đã đi đâu, về đâu.

Không ngờ, kết quả đau lòng, ngài thấy mẹ mình đang bị đài thành Ngạ Quỷ (quỷ đói). Đi lang thang khắp nơi, đói khát cực khổ vì những việc ác mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng khi thấy cảnh đó. Đại Đức Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến cơm dâng tận địa ngục cho mẹ. Tiếc rằng tất cả những thức ăn đều hoá lửa.

Không cầm lòng được trước cảnh người mẹ mình lang thang cơ cực dưới địa ngục. Ngài liền cầu cứu lên Phật Tổ, Phật liền dạy rằng dù thần thông quảng đại tới đâu thì ông cũng chẳng đủ sức để cứu mẹ đâu.

Cách duy nhất chính là nhờ sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp mười phương. Và ngày rằm tháng bảy (15/07) chính là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ.

Phật cũng nói thêm là “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này”. 

Từ đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Nhắc tới Vu Lan. Chúng ta nhớ đến ngay đến ý lễ của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều. Bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.

Người Việt ta vẫn hay có câu: 

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

“Chim có tổ người có tông”.

“Uống nước nhớ nguồn”.

“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ngày lễ Vu Lan ra đời chính là dịp gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là: “TỪ – BI – HỶ – XẢ”, “Vô ngã, vị tha”.

Trên đây là các thông tin về nguồn gốc. Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho các bạn hiểu được vì sao lại có ngày lễ Vu Lan. Và chúc cho bạn đọc luôn bình an và hạnh phúc bên gia đình! 

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng Tại Đây!

Messenger
Nha khoa vinalign kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa vinalign Gọi ngay
Đặt lịch khám Đăng ký lịch khám