Thói quen xấu gây hỏng răng – Đến Covid cũng phải “bó tay”!

Những thói quen xấu rất dễ gây nên những ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Đặc biệt khi răng miệng yếu đi thì tình trạng sức khỏe chúng ta cũng giảm sút.

Vậy những thói quen không tốt cần bỏ để tránh ảnh hưởng đến răng miệng là gì? Mời bạn đọc thông tin bài viết phía dưới để hiểu rõ hơn!

1. Thói quen xấu là gì?

Thói quen xấu này thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn. Bởi vì trẻ nhỏ chưa nhận thức được sự nguy hại của việc duy trì những thói quen như: Mút tay, bú bình, thở miệng… sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng răng miệng.

Những thói quen đó ở trẻ cần được bố mẹ chỉ bảo để trẻ có thể khắc phục cũng như bỏ hẳn để tránh gây ra những tác hại cho răng miệng. Dưới đây là 1 số thói quen nên bỏ bạn cần biết. Mời bạn đọc tiếp thông tin bài viết phần 2.

thói quen xấu
Các thói quen không tốt rất dễ gây nên các tình trạng về răng miệng

2. Thói quen xấu gây hỏng răng là gì?

Có rất nhiều thói quen không tốt gây ra hậu quả ảnh hưởng răng miệng như:

2.1 Thói quen xấu mút tay

Thói quen mút ngón tay, chủ yếu là ngón cái hay gặp ở trẻ. ⅔ trẻ em có thói quen này. Thông thường, nó sẽ chấm dứt trước 5 tuổi. Và nó phụ thuộc vào cường độ, tần suất, thời gian kéo dài của thói quen cũng như vị trí đặt ngón tay. Ví dụ trẻ mút ngón tay với một lực lớn như không liên tục thì cũng không gây nên di chuyển răng. Nhưng mút liên tục hơn 6h thì sẽ gây nên những chuyển động đáng kể. 

Mút ngón tay là phản xạ sau khi sinh. Đây là phản xạ chức năng cơ thần kinh và là phản xạ bản năng sinh tồn. Mút ngón tay hay gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi, khoảng 50%. Tuy nhiên, con số này có thể giảm vào lúc 6 tuổi chỉ còn 15% – 20 %. Từ 9- 14 tuổi thì số lượng này giảm còn 5%. 

Triệu chứng lâm sàng của mút ngón tay này trước khi mọc các răng vĩnh viễn. Nếu ngừng các thói quen này vào lúc này thì sẽ không ảnh hưởng đến việc mọc và sắp xếp các răng vĩnh viễn. Nếu thói quen này kéo dài đến thời kỳ mọc răng cửa vĩnh viễn hàm trên thì sẽ gây ra những rối loạn cho việc mọc răng hoặc là sắp xếp về các răng. 

Tùy vào vị trí đặt ngón tay hoặc điểm tựa của việc mút ngón tay, sẽ gây nên những sự di chuyển của răng. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm:

  • Răng trên mọc nghiêng ra phía môi và làm thưa các răng.
  • Răng độ cắn chìa và cắn hở. Hở vùng răng cửa do vị trí đặt của ngón tay. 
  • Hẹp hàm trên có thể xảy ra do sự mất cân bằng về hệ thần kinh cơ miệng. Khi mút làm má hóp lại làm hàm tóp vào.
thói quen xấu
Mút tay là 1 trong những thói quen không tốt ở trẻ

2.2 Thói quen thở miệng

Đây là thói quen xấu cực kỳ gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thần kinh, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt của hệ thống cơ. Thở miệng và những liên quan của nó đến khớp cắn sai lệch là một vấn đề phức tạp. Nguyên nhân thở miệng gồm:

  • Do giải phẫu
  • Do sinh lý
  • Đường thở bị cản trở (do phì đại amidan mãn tính). 

Các thói quen hở miệng ở trẻ gây nên các triệu chứng lâm sàng:

  • Khuôn mặt dài và hẹp. Khi miệng hở, môi dưới đặt phía sau các răng cửa hàm trên. Môi dưới đặt đằng sau các răng cửa hàm trên. 
  • Khung hàm có hình chữ V, vòm khẩu cái cao và hẹp. 
  • Đẩy lưỡi không điển hình, nuốt lệch. Đây là một thói quen của trẻ sơ sinh, khoảng 97% trẻ em sinh ra có thói quen đẩy lưỡi. 

Một ngày, thông thường chúng ta nuốt từ 1200 – 2000 lần. Nếu lưỡi chúng ta đẩy thì sẽ gây nên một loạt các yếu tố thay đổi về các hàm răng của chúng ta. Đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu như thế nào là nuốt bình thường. Khi nuốt bình thường, lưỡi đưa thức ăn đặt lên vòm khẩu cái. Đầu lưỡi đặt ở gờ khẩu cái ở phía trước, ngay phía sau các răng cửa và môi đóng chặt lại, các răng đóng chặt lại.

Nuốt lệch thì khi nuốt, lưỡi đẩy ra. Hậu quả của nuốt lệch gồm:

  • Răng ngả ra phía trước và thưa nhau. 
  • Có thể có cắn hở.
  • Gặp khó khăn trong việc phát âm s, z, x
  • Thở miệng, mút ngón tay kết hợp.
  • Ở tư thế nghỉ, quan sát thấy miệng mở và đẩy lưỡi ra phía trước.
thói quen xấu
Vấn đề thở miệng gặp ở mọi lứa tuổi, phần lớn là ở trẻ nhỏ

2.3 Thói quen xấu cắn môi

Thói quen mút môi, cắn môi có thể gây nên các lệch lạc vĩnh viễn ở khớp cắn. Nếu trẻ duy trì thói quen này với mức độ trung bình, liên tục kéo dài thì có thể gây nên vấn đề: tăng trương lực của cơ cằm, mất điểm lõm cơ cằm, tổn thương môi, bộ nhiễm, làm răng cửa dưới nghiêng ra phía sau. Có thể gây ra cắn sâu.

Bố mẹ muốn sức khỏe răng miệng của trẻ được phát triển 1 cách tốt nhất thì cần dạy cho trẻ biết cần tránh những thói quen xấu trên. Bên cạnh đó, cách khắc phục tốt nhất các tình trạng răng thưa, móm, khấp khểnh từ các thói quen nhưu mút tay, đẩy lưỡi, bú bình, cắn môi.. gây ra đó là chỉnh nha.

Chúng ta nên loại bỏ các thói quen không tốt ngay từ bây giờ

Theo dòng bài viết:

Khay niềng răng – Những lưu ý khi sử dụng phương pháp chỉnh nha này!

Đẩy lưỡi – Thói quen xấu gây nên tình trạng răng hô và khe thưa

Niềng răng ở trẻ nhỏ và cách nhận diện các thói quen xấu gây hỏng răng

Nếu như bạn có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau đây:

Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 096.359.4566 hoặc 098.678.66.33
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com