Trẻ nhỏ nếu có các thói quen xấu không tốt cho răng miệng được thực hiện thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của răng.
Hỏi:
Nhà mình có con nhỏ 3 tuổi. Lúc nhỏ răng rất đẹp nhưng ngày càng bị hô và giờ không cắn được đồ ăn nữa. Xương hàm trên nhô ra nhiều. Mình nghĩ trẻ phát triển ảnh hưởng nhiều do thói quen sinh hoạt như thở bằng miệng, đẩy lưỡi, dùng ống hút, ngầm đồ ăn,… Mình không biết như vậy có đúng không? Mong bác sĩ giải đáp!
Bác sĩ trả lời:
Phát hiện những thói quen xấu ở trẻ em từ 3-6 tuổi là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Các thói quen xấu cần được loại bỏ trước khi mọc răng vĩnh viễn. Nếu không, nó sẽ tạo nên những thay đổi ở hàm răng vĩnh viễn của trẻ. Lâu dần sẽ gây nên những biến đổi không thể hồi phục được.
Thói quen mút ngón tay
Thói quen mút ngón tay, chủ yếu là ngón cái hay gặp ở trẻ. ⅔ trẻ em có thói quen này. Thông thường, nó sẽ chấm dứt trước 5 tuổi. Và nó phụ thuộc vào cường độ, tần suất, thời gian kéo dài của thói quen cũng như vị trí đặt ngón tay. Ví dụ trẻ mút ngón tay với một lực lớn như không liên tục thì cũng không gây nên di chuyển răng. Nhưng mút liên tục hơn 6h thì sẽ gây nên những chuyển động đáng kể.
Mút ngón tay là phản xạ sau khi sinh. Đây là phản xạ chức năng cơ thần kinh và là phản xạ bản năng sinh tồn. Mút ngón tay hay gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi, khoảng 50%. Tuy nhiên, con số này có thể giảm vào lúc 6 tuổi chỉ còn 15% – 20 %. Từ 9- 14 tuổi thì số lượng này giảm còn 5%.
Triệu chứng lâm sàng của mút ngón tay này trước khi mọc các răng vĩnh viễn. Nếu ngừng các thói quen này vào lúc này thì sẽ không ảnh hưởng đến việc mọc và sắp xếp các răng vĩnh viễn. Nếu thói quen này kéo dài đến thời kỳ mọc răng cửa vĩnh viễn hàm trên thì sẽ gây ra những rối loạn cho việc mọc răng hoặc là sắp xếp về các răng.
Tùy vào vị trí đặt ngón tay hoặc điểm tựa của việc mút ngón tay, sẽ gây nên những sự di chuyển của răng. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm:
- Răng trên mọc nghiêng ra phía môi và làm thưa các răng.
- Răng độ cắn chìa và cắn hở. Hở vùng răng cửa do vị trí đặt của ngón tay.
- Hẹp hàm trên có thể xảy ra do sự mất cân bằng về hệ thần kinh cơ miệng. Khi mút làm má hóp lại làm hàm tóp vào.
Thói quen xấu thở miệng
Đây là thói quen xấu cực kỳ gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thần kinh, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt của hệ thống cơ. Thở miệng và những liên quan của nó đến khớp cắn sai lệch là một vấn đề phức tạp. Nguyên nhân thở miệng gồm:
- Do giải phẫu
- Do sinh lý
- Đường thở bị cản trở (do phì đại amidan mãn tính).
Các thói quen hở miệng ở trẻ gây nên các triệu chứng lâm sàng:
- Khuôn mặt dài và hẹp. Khi miệng hở, môi dưới đặt phía sau các răng cửa hàm trên. Môi dưới đặt đằng sau các răng cửa hàm trên.
- Khung hàm có hình chữ V, vòm khẩu cái cao và hẹp.
- Đẩy lưỡi không điển hình, nuốt lệch. Đây là một thói quen của trẻ sơ sinh, khoảng 97% trẻ em sinh ra có thói quen đẩy lưỡi.
Một ngày, thông thường chúng ta nuốt từ 1200 – 2000 lần. Nếu lưỡi chúng ta đẩy thì sẽ gây nên một loạt các yếu tố thay đổi về các hàm răng của chúng ta. Đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu như thế nào là nuốt bình thường. Khi nuốt bình thường, lưỡi đưa thức ăn đặt lên vòm khẩu cái. Đầu lưỡi đặt ở gờ khẩu cái ở phía trước, ngay phía sau các răng cửa và môi đóng chặt lại, các răng đóng chặt lại.
Nuốt lệch thì khi nuốt, lưỡi đẩy ra. Hậu quả của nuốt lệch gồm:
- Răng ngả ra phía trước và thưa nhau.
- Có thể có cắn hở.
- Gặp khó khăn trong việc phát âm s, z, x
- Thở miệng, mút ngón tay kết hợp.
- Ở tư thế nghỉ, quan sát thấy miệng mở và đẩy lưỡi ra phía trước.
Mút môi
Thói quen mút môi, cắn môi có thể gây nên các lệch lạc vĩnh viễn ở khớp cắn. Nếu trẻ duy trì thói quen này với mức độ trung bình, liên tục kéo dài thì có thể gây nên vấn đề: tăng trương lực của cơ cằm, mất điểm lõm cơ cằm, tổn thương môi, bộ nhiễm, làm răng cửa dưới nghiêng ra phía sau. Có thể gây ra cắn sâu.
Các thói quen xấu khác
Mút núm vú giả
Giống hậu quả của mút ngón tay.
Nghiến răng
Khi bé nghiến chặt hàm răng rất mạnh, đặc biệt khi đang ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân.
Cắn móng tay
Thói quen cắn móng tay khá nguy hiểm. Nó làm tổn thương các cấu trúc về giải phẫu ở tay, làm ảnh hưởng đến các răng: gây mòn răng, tổn thương răng,…
Cách phòng tránh
Trẻ khi gặp các thói quen xấu, ba mẹ cần điều trị dựa vào các triệu chứng:
- Loại bỏ nguyên nhân. Tìm hiểu các nguyên nhân tại chỗ, toàn thân, các yếu tố về tâm lý gây nên các thói quen xấu.
- Tùy thuộc vào mong muốn và sự hợp tác của trẻ mà có phương pháp phù hợp. Sau đó cần trao đổi, thảo luận để trẻ hợp tác tốt nhất.
- Điều trị nhắc nhở: Sử dụng cho trẻ có mong muốn ngừng thói quen nhưng cần hỗ trợ. Ví dụ như dùng bọc ngón tay cho trẻ hay mút ngón tay. Ba mẹ có thể động viên, khích thích trẻ bằng quà để trẻ sớm loại bỏ thói quen xấu.
- Nếu trẻ không hợp tác, cần có can thiệp mạnh hơn bằng các công cụ nha khoa hỗ trợ.
One thought on “6 thói quen xấu làm hỏng răng của trẻ và cách điều trị”