Mục lục
1. Lưu ý để tránh tái phát sau niềng răng
Niềng răng là giúp cho các vấn đề của tình trạng sai lệch khớp cắn được đưa về đúng vị trí và giúp cả thiện thẩm mỹ ngoài mặt cũng như chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, phương pháp niềng răng ngày nay đang được mọi người biết tới nhiều hơn và phổ biến hơn rất nhiều. Nhưng người niềng luôn có nỗi lo lắng chung vì sợ rằng: Sau niềng răng sẽ bị tái phát. Thực tế, việc tái phát sau niềng răng có rất nhiều nguyên nhân. Và về phía bạn hay bác sĩ cũng sẽ góp phần ảnh hưởng đến vấn đề tái phát. Cụ thể:- Đối với phía bác sĩ: Bác sĩ cần có kế hoạch điều trị rõ ràng và cụ thể. Nhằm giúp cho việc niềng răng đi đúng lộ trình cũng như sau khi bệnh nhân kết thúc niềng răng bác sĩ cần có kế hoạch hướng dẫn người niềng tiếp tục đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian phù hợp để có thể duy trì vị trí đúng của răng hiện tại. Nếu không có kế hoạch đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng thì rất dễ tình trạng răng chạy lại vị trí ban đầu sẽ xảy ra. Chính vì vậy, bác sĩ cần là người chỉ dẫn, hướng dẫn bệnh nhân của mình để họ có được lộ trình niềng răng đạt kết quả tốt nhất.
- Đối với phía bệnh nhân: Việc tuân thủ cũng như chủ động làm theo những chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cho bạn có đực lộ trình chỉnh nha đạt kết quả tốt nhất. Bởi vì, nếu những yêu cầu bác sĩ đưa ra nhưng bạn lại không thực hiện theo thì chắc chắn kết quả sẽ không được như ý muốn của cả bạn và bác sĩ.
2. Đeo hàm duy trì tránh được tình trạng tái phát sau niềng răng
Sau khi tháo niềng, răng của bạn vẫn chưa thể đạt được ở mức độ tốt nhất. Vì thế, bạn phải đeo hàm duy trì. Hàm duy trì là một khí cụ bạn cần đeo trong khoảng từ 3-6 tháng để giữ được sự ổn định vị trí các răng. Đeo hàm trong giai đoạn này là rất quan trọng. Hàm duy trì là công cụ giúp bạn giữ được “tuổi thọ” của vẻ đẹp hàm răng. Có các loại hàm duy trì khác nhau và mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng. Có hai lý do chính chúng ta cần đeo hàm duy trì đó là:- Đảm bảo sự vững ổn của xương ổ: Sau khi chỉnh nha chính là quá trình di chuyển các vị trí của răng đến một vị trí nhất định mà chúng ta mong muốn. Vì vậy, răng của bạn cần thời gian để tái tạo và hồi phục.
- Đảm bảo sự vững ổn của răng: Khi răng đã dịch chuyển tới vị trí mới thì chúng ta cần đeo hàm để đảm bảo được vị trí của răng. Khi đó răng của bạn sẽ ở đúng vị trí chúng ta mong muốn.
3. Những lời khuyên từ chuyên gia
Chỉnh nha là cả một lộ trình chứ không phải sự nhanh chóng và nhất thời. Chính vì vậy việc tái phát sau chỉnh nha là một vấn đề được quan tâm rất lớn. Sau đây là một số giải pháp khắc phục và hạn chế vấn đề tái phát sau khi niềng răng:- Phụ thuộc vào yếu tố tay nghề của bác sĩ: Việc niềng răng bằng phương pháp nào không quan trọng bởi vì khay niềng hay mắc cài cũng chỉ là khí cụ. Yếu tố chính quyết định đến lộ trình chỉnh nha của bạn phụ thuộc phần lớn vào tay nghề người bác sĩ.
- Đeo hàm duy trì: Bạn cần phải đảm bảo và nghiêm túc với việc đeo hàm duy trì sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha.
- Tái khám định kì: Thời gian thăm khám tại nha khoa sẽ là khoảng 6 tháng 1 lần. Sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha tuy nhiên bạn cũng vẫn nên đi thăm khám định kì. Việc răng chạy về vị trí cũ sau chỉnh nha khiến cho bạn lo lắng và vấn đề này cần giải quyết nhanh chóng nhất có thể.
- Khắc phục các thói quen xấu: Bạn có thể tập các bài tập về Mewing để khắc phục các thói quen xấu gây nên các tình trạng sai khớp cắn.