Sau quá trình điều trị chỉnh nha, bạn sẽ có nụ cười rạng rỡ kèm với đó là sức khỏe răng miệng được cải thiện. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, đòi hỏi bạn phải có nỗ lực trong khi niềng răng. Để giúp bạn đi đúng hướng và nhanh chóng tiến tới có nụ cười đẹp, dưới đây là những tip để bạn biết khi niềng răng nên làm gì.
Mục lục
- Niềng răng nên làm gì?
- 1. Hãy luôn nghĩ đến kết quả!
- 2. Tin tưởng!
- 3. Giảm cảm giác đau
- 4. Làm quen với niềng răng
- 5. Xử lý khi niềng răng gặp sự cố
- 6. Làm sạch răng với bàn chải điện
- 7. Dùng chỉ nha khoa
- 8. Chọn nước súc miệng có chứa fluor
- 9. Luôn mang theo bộ chăm sóc răng miệng
- 10. Khi niềng răng nên làm gì – ăn thức ăn phù hợp
- 11. Tránh xa các sản phẩm làm trắng răng
- 12. Luôn kiểm tra răng sau khi ăn
- 13. Đến nha khoa định kỳ
- 14. Đừng hoảng sợ khi răng lung lay!
- 15. Dụng cụ bảo vệ miệng
- 16. Hãy cười lên!
Niềng răng nên làm gì?
1. Hãy luôn nghĩ đến kết quả!
Giữ và duy trì động lực trong suốt quá trình niềng răng bằng cách nghĩ xem nụ cười của bạn sẽ như thế nào khi niềng răng kết thúc. Bạn nên thường xuyên chụp những bức ảnh để so sánh và nhắc nhở bản thân đã đi được bao xa trong quá trình niềng răng.
2. Tin tưởng!
Một trong những lời khuyên tốt nhất để người chỉnh nha biết khi niềng răng nên làm gì là tin tưởng rằng bạn sẽ nhanh chóng làm quen với cảm giác đeo niềng. Ngày đầu tiên đeo niềng răng có thể khiến bạn có cảm giác kỳ lạ. Miệng của bạn sẽ thấy lạ lẫm với hệ thống mắc cài và dây cung. Vì vậy, bạn có thể tiết ra nhiều nước bọt và nuốt nhiều hơn.
Điều này sẽ nhanh chóng biến mất trong vài giờ sau khi đeo. Mọi thay đổi trong giọng nói của bạn do niềng răng cũng sẽ biến mất sau một hoặc hai ngày.
3. Giảm cảm giác đau
Trong khi đeo niềng, bạn có thể cảm thấy không đau chút nào. Tuy nhiên, trong vài ngày sau đó, sau khi điều chỉnh hoặc đeo khay mới, răng của bạn có thể bị ê buốt.
Để giảm cảm giác này, bạn có thể uống nước đá hoặc sinh tố để làm “tê miệng” tạm thời. Bạn cũng nên ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền, sữa chua, súp,… cho đến khi bạn cảm thấy có thể tiếp tục chế độ ăn bình thường.
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nếu thấy cần thiết. Để chắc chắn, hãy làm theo những hướng dẫn của nha sĩ nếu bạn định uống bất kỳ loại thuốc nào.
4. Làm quen với niềng răng
Trong giai đoạn đầu làm quen với niềng răng, bạn có thể bị rát môi và má do mắc cài và dây cung. Tuy nhiên, sau tuần đầu tiên, điều này sẽ không còn là vấn đề khiến cho bạn bị bận tâm nữa.
Trong khi chờ đợi để miệng làm quen với mắc cài, bạn có thể hòa một thìa muối với một cốc nước ấm và súc miệng giúp xoa dịu kích ứng. Lặp lại cách này vài lần trong ngày nếu cần thiết.
Bạn cũng có thể sử dụng sáp nha khoa để bôi lên phần mắc cài làm đau.
5. Xử lý khi niềng răng gặp sự cố
Nếu mắc cài bị lỏng hoặc dây cung bắt đầu chọc vào má, bạn có thể di chuyển mắc cài trở lại vị trí và đẩy phần dây chọc ra ngoài bằng tăm bông. Sau đó, bạn có thể phủ sáp nha khoa vào như một biện pháp khắc phục tạm thời. Tiếp theo, bạn cần đến nha khoa để được khắc phục nhanh chóng.
6. Làm sạch răng với bàn chải điện
Bàn chải điện sẽ giúp bạn làm sạch hiệu quả hơn. Bạn nên sử dụng nó với kem đánh răng không làm trắng vào buổi sáng, tối và sau các bữa ăn. Hãy đưa bàn chải xung quanh mắc cài, dọc theo đường viền nướu và tất cả các bề mặt của răng. Chải trong hai phút cho mỗi lần.
Nếu bạn đang chỉnh nha bằng niềng răng trong suốt, hãy làm sạch khay niềng răng cách chải và rửa chúng dưới nước ấm.
Chải răng với mắc cài không khó nhưng các ngóc ngách giữa mắc cài và dây có thể khó tiếp cận. Bạn nên cẩn thận hơn để chải răng cho những khu vực này.
7. Dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày sau bữa tối, trước khi đi ngủ làm răng hiệu quả làm sạch tối đa. Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng máy tăm nước. Nó sẽ giúp việc vệ sinh răng miệng khi niềng răng trở nên thật dễ dàng.
8. Chọn nước súc miệng có chứa fluor
Thêm nước súc miệng có chứa fluor hàng ngày để súc miệng. Bạn nên súc miệng khoảng 60s mỗi ngày để giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng. Crest Pro-Health và Listerine là những lựa chọn tuyệt vời.
9. Luôn mang theo bộ chăm sóc răng miệng
Hãy chuẩn bị một bộ chăm sóc răng miệng và mang theo nó dù bạn ở bất kỳ đâu, kể cả trường học và nơi làm việc. Hãy sử dụng các tuýp kem đánh răng nhỏ, chỉ nha khoa, sáp nha khoa. Đảm bảo răng của bạn luôn được chăm sóc đúng cách dù ở bất kỳ đâu. Nếu bạn không thể đánh răng ngay sau khi ăn, hãy nhớ súc miệng thật sạch với nước lọc sau khi ăn và chải răng ngay khi có thể.
10. Khi niềng răng nên làm gì – ăn thức ăn phù hợp
Khi nói đến nhưng điều nên và không nên khi niềng răng, điều chính là không ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dính. Chúng có thể làm hỏng niềng răng của bạn.
Bạn cũng không nên cắn những thứ cứng như cà rốt, táo bằng răng cửa. Thay vào đó, hãy cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
Tốt nhất là bạn nên tự chuẩn bị thức ăn của mình khi ra ngoài.
11. Tránh xa các sản phẩm làm trắng răng
Bạn nên tránh xa các sản phẩm làm trắng răng trong khi đang niềng răng. Nó bao gồm kem làm trắng và các loại miếng dán trắng phổ biến.
Mắc cài sẽ che phủ một phần răng của bạn. Vì vậy, sau khi tháo chúng ra, những vùng trước đây dính mắc cài sẽ sẫm màu hơn.
12. Luôn kiểm tra răng sau khi ăn
Bạn nên chuẩn bị và mang theo một chiếc gương nhỏ để có thể kiểm tra niềng răng sau khi ăn. Bạn cũng có thể tìm thấy những mẩu thức ăn nhỏ cứng đầu đang ẩn giấu.
13. Đến nha khoa định kỳ
Khi niềng răng nên làm gì? Đến nha sĩ tổng quá của bạn khoảng 3 tháng một lần để làm sạch và kiểm tra khi bạn đang đeo niềng răng.
Giữ cho răng không bị sâu là điều quan trọng trong quá trình chỉnh nha. Bạn sẽ không muốn sâu răng ảnh hưởng đến việc điều trị của mình.
14. Đừng hoảng sợ khi răng lung lay!
Đôi khi, trong quá trình niềng răng, bạn sẽ cảm thấy răng như bị lung lay. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nó cũng có nghĩa là niềng răng đang hoạt động tốt. Răng phải di chuyển vào vị trí mới đã định trước của chúng.
15. Dụng cụ bảo vệ miệng
Đôi khi, bảo vệ miệng là điều bắt buộc nếu bạn chơi thể thao hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào có thể khiến răng bị tổn thương. Nếu cần quan tâm khi niềng răng nên làm gì thì bạn cần biết, bảo vệ răng là điều cực kỳ quan trọng. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, các vận động viên có nguy cơ bị chấn thương răng cao gấp 60 lần khi không đeo thiết bị bảo vệ miệng.
16. Hãy cười lên!
Nếu bạn lo lắng rằng bạn sẽ tự ti việc việc niềng răng thì tin tốt rằng, với niềng răng trong suốt, hầu hết mọi người thậm chí không biết rằng bạn đã chỉnh nha. Ngay cả mắc cài truyền thống, bạn có thể lựa chọn chất liệu sứ để trông thẩm mỹ hơn.
Bây giờ bạn đã thành thạo về cách thành công với niềng răng hoặc Invisalign, bạn đang trên đường thể hiện nụ cười toe toét mới toanh của mình. Nếu bạn vẫn chỉ đang suy nghĩ về điều trị, hãy đặt lịch tư vấn miễn phí tại văn phòng chỉnh nha Papillion của chúng tôi và chúng tôi sẽ trò chuyện với bạn về mục tiêu và nhu cầu của bạn và xác định các lựa chọn điều trị tốt nhất cho nụ cười độc đáo của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc bạn muốn biết thêm các mẹo để niềng răng, đừng ngần ngại liên hệ với Hawley Orthodontics.
Bây giờ, bạn đã có những cách hay ho để thành công hơn khi niềng răng.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về việc điều trị, hãy đặt lịch tư vấn miễn phí ngay hôm nay với Nha khoa Vinalign để được các bác sĩ hàng đầu giúp bạn xác định các lựa chọn điều trị tốt nhất.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc muốn biết thêm về niềng răng, đừng ngại ngần liên hệ với Nha khoa Vinalign qua:
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com
Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share
One thought on “Khi niềng răng nên làm gì – 16 Tip để niềng răng thành công”