Sai khớp cắn là gì? Hé lộ những điều bí mật không ngờ về sai lệch khớp cắn

Sai khớp cắn là thuật ngữ để nói về các trường hợp răng chen chúc, khấp khểnh… Vị trí các răng bị lệch lạc cũng như cung hàm trên và cung hàm dưới không cân đối.

Sai lệch khớp cắn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của mỗi chúng ta, đặc biệt nó ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ.

Vậy bạn có muốn biết cách khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn như thế nào không?

Bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

1. Sai khớp cắn là gì?

Trong nha khoa, thuật ngữ sai khớp cắn được dùng để nói về những trường hợp vị trí các răng mọc lệch lạc và cung hàm trên không cân bằng với cung hàm dưới. Từ đó, dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn.

Vậy nguyên nhân của tình trạng sai lệch khớp cắn là do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn đó là:

  • Do di truyền: Khớp cắn không chuẩn nguyên nhân do di truyền chiến phần lớn (hơn 70%)
  • Do các thói quen xấu: Tật mút tay, đẩy lưỡi, bú bình, thở miệng…
  • Do mất răng sữa sớm: Khi các răng sữa bị mất sớm sẽ khiến cho các răng khác mọc ra không đồng đều và chen lấn nhau trên cùng một cung hàm.
Sai khớp cắn
Trường hợp khớp cắn sâu và hẹp hàm

2. Có những loại sai khớp cắn nào?

Khớp cắn không chuẩn sẽ khiến cho bạn gặp nhiều vấn đề bất tiện trong cuộc sống. Nhưng mỗi loại sai lệch khớp cắn sẽ có những đau. Dưới đây là một số loại sai lệch khớp cắn cơ bản theo Edward Angle đưa ra vào năm 1899:

2.1 Sai khớp cắn loại 1 (Class I)

Định nghĩa: Sai lệch khớp cắn loại I hiểu một cách đơn giản đó là các răng mọc sai vị trí. Tình trạng răng có biểu hiện của sự lệch lạc, khấp khểnh, răng thưa. Hay theo như Angle phân tích thì đó là sự mất cân đối giữa khoảng cách các răng số 1, 2, 3, 4 nhưng tương quan hai hàm vẫn hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân: Có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn loại I, đó là:

  • Rối loạn trong quá trình phát triển: Biểu hiện của sự rối loạn trong quá trình phát triển có thể do: thiếu hoặc thừa răng bẩm sinh, bất bình thường về hình thể răng và răng mọc ngầm.
  • Di truyền: Biểu hiện của nguyên nhân do di truyền dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa kích thước cung hàm và răng.
  • Do chấn thương: Một số tình trạng của việc chấn thương đó là: mất răng sữa sớm, chấn thương răng vĩnh viễn và tổn thương mầm răng vĩnh viễn.
  • Thói quen xấu: Các thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng khớp cắn lệch lạc đó là: bú bình, thở miệng, đẩy lưỡi…
Sai khớp cắn
Tình trạng răng khấp khểnh trước và trong khi đeo khay chỉnh nha

2.2 Sai lệch khớp cắn loại 2 (Class II)

Định nghĩa: Sai khớp cắn loại II hay còn gọi là tình trạng khớp cắn sâu. Tình trạng răng hàm trên phát triển quá mức so với răng dưới khiến cho hàm trên đưa ra ngoài nhiều hơn. Sai khớp cắn loại II là trường hợp phổ biến nhất.

Nguyên nhân: Sai lệch khớp cắn loại II có thể là do một số nguyên nhân:

  • Do răng hoặc do hàm: Tình trạng khớp cắn ngược có thể là bị do răng hoặc do xương hàm. Trường hợp khó điều trị và nặng nhất chính là trường hợp Class II do kết hơn cả răng và xương hàm.
  • Do xương hàm trên đưa ra trước hoặc xương hàm dưới lùi vào trong hoặc do sự kết hợp cả hai: Trường hợp này thường là những tình trạng nặng

Sai khớp cắn loại II dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Nếu như không điều trị và loại bỏ tình trạng này sớm thì sẽ có nhiều vấn đề xảy ra.

Sai khớp cắn
Tình trạng khớp cắn sâu

2.3 Sai lệch khớp cắn loại 3 (Class III)

Định nghĩa: Class III hay còn gọi là tình trạng răng móm (khớp cắn ngược). Theo như Angle đó là tình trạng mặt nhai của răng số 6 hàm trên sẽ bị xê dịch vào phía trong tạo thành thế 1 nửa nằm trên mặt nhai của răng số 6 hàm dưới và 1 nửa trên mặt nhai của răng số 7 hàm dưới.

Nguyên nhân: Tình trạng khớp cắn ngược do một số nguyên nhân như: Di truyền, thói quen xấu hay do mất răng sữa sớm…

Sai khớp cắn
Tình trạng hàm dưới cắn ngược lên hàm trên gây mất thẩm mỹ nặng nề

3. Hậu quả của tình trạng khớp cắn không chuẩn

Khi chúng ta bị bất kì một bệnh nào dù nặng hay nhẹ thì bạn cũng cần phải điều trị tận gốc. Bởi nếu không, các mầm bệnh đó sẽ từ từ phát triển trong cơ thể chúng ta và khiến cho chất lượng cuộc sống của chúng ta bị giảm sút. Sai lệch khớp cắn cũng vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên bạn sẽ thấy được một số hậu quả mà sai khớp cắn mang lại như:

  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ: Khuôn mặt của bạn sẽ bị lệch lạc, không có sự cân đối giữa tương quan các bộ phận như mắt, mũi, môi, cằm trên gương mặt. Từ đó, tính thẩm mỹ bị mất đi. Đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị thiếu tự tin khi giao tiếp hay gặp gỡ bạn bè…
  • Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai: Khi vị trí các răng mọc sai khiến cho quá trình ăn uống và nhai nuốt bị hạn chế. Trong quá trình nghiền nhỏ thức ăn trong miệng bạn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với người bình thường. Đồng thời, khi chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng thì sức khỏe của bạn cũng sẽ giảm sút.
  • Ảnh hưởng tới phát âm: Khi phát âm hơi từ miệng sẽ phát. Có những âm tiết khi phát ra sẽ phụ thuộc vào răng. Các răng có chức răng giúp ngăn âm và điều tiết âm đều hơn. Vì vậy, khi bạn có một hàm răng bị thưa hoặc răng chen chúc, khấp khểnh thì sẽ ảnh hưởng một phần tới giọng nói của bạn.

4. Sai lệch khớp cắn và cách điều trị

Ngày nay, công nghệ cũng như máy móc y khoa phát triển và hiện đại. Vấn đề về lệch lạc khớp cắn không còn quá khó khăn và phức tạp như trước nữa.

4.1 Cách điều trị trường hợp Class I

Trường hợp sai lệch khớp cắn loại I là trường hợp nhẹ nhất, vì vậy bạn có thể điều trị bằng cách:

  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Niềng răng thẩm mỹ

Bạn có thể quan tâm:

Tại sao nên niềng răng? Nụ cười rạng rỡ và còn gì nữa?

9 lợi ích của việc dán sứ Veneer – Gía như mình biết sớm hơn

sai khớp cắn
Hình ảnh trước và sau khi điều trị sai khớp cắn bằng phương pháp chỉnh nha

4.2 Cách điều trị trường hợp Class II, III

Hai trường hợp khớp cắn sâu và khớp cắn ngược là những trường hợp có các mức độ nặng nhẹ nhất định. Bạn cần tới một nha khoa uy tín để có thể thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách khắc phục và điều trị khớp cắn ngược và khớp cắn sâu đó là:

Ngoài ra, có những trường hợp bạn nên kết hợp giữa niềng răng và tập mewing. Trong trường hợp nặng nhất và khó nhất thì có thể bác sĩ sẽ buộc phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật chỉnh nha.

Trên đây là một số kiến thức về các loại sai lệch khớp cắn phổ biến và thường gặp nhất. Nếu bạn cũng đang gặp phải một trong các trường hợp trên mà chưa tìm được một nha khoa tốt và đáng tin cậy thì Nha khoa Vinalign sẽ là nơi lý tưởng nhất dành cho bạn.

Sai khớp cắn
Tình trạng răng lệch lạc, khấp khểnh

Dành cho bạn quan tâm tới Mewing:

Tập mewing và những lợi ích không ngờ

Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất về vấn đề niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702 hoặc 098.675.2233
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com

3 thoughts on “Sai khớp cắn là gì? Hé lộ những điều bí mật không ngờ về sai lệch khớp cắn

Comments are closed.