Hàm duy trì và những lưu ý từ chuyên gia khuyên bạn

Như bạn biết, để có thể đạt được kết quả mỹ mãn sau khi tháo niềng là nhờ vào sự kết hợp bền chặt giữa bác sĩ và chính người niềng răng. Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng là cách tốt nhất giúp bạn giữ được vẻ đẹp lâu dài của hàm răng.

Bạn hãy đọc thông tin bài viết dưới đây để nắm rõ kiến thức nhé!

Dành cho bạn:

Khi niềng răng thì nên làm gì? 16 típ để niềng răng thành công

Chăm sóc niềng răng. Bạn đã biết phương pháp chuẩn nhất?

1. Hàm duy trì là gì?

Sau khi tháo niềng, răng của bạn vẫn chưa thể đạt được ở mức độ tốt nhất. Vì thế, bạn phải đeo hàm duy trì.

Hàm duy trì là một khí cụ bạn cần đeo trong khoảng từ 3-6 tháng để giữ được sự ổn định vị trí các răng. Đeo hàm trong giai đoạn này là rất quan trọng!

Hàm duy trì là công cụ giúp bạn giữ được “tuổi thọ” của vẻ đẹp hàm răng. Có các loại hàm duy trì khác nhau và mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng.

2. Phân loại hàm duy trì

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội nói chung và các nha khoa nói riêng đã giúp cho khách hàng có đa dạng hơn các sự lựa chọn trong quá trình chỉnh nha.

Dưới đây là một số loại hàm phổ biến nhất.

2.1 Dựa vào tính năng

  • Hàm duy trì cố định: Đây là loại khí cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của nó là đảm bảo sự chắc chắn cao. Chất liệu của loại hàm cố định được làm bằng dây thép và được gắn cố định vào mặt trong của các răng cửa số 1, 2, 3  bằng Composite.
  • Hàm duy trì tháo lắp: Ưu điểm rõ nhất bạn có thể thấy là tính linh hoạt cao. Thuận tiện cho việc ăn uống, sinh hoạt của bạn. Vì tính năng dễ dàng sử dụng nên bạn sẽ tiết kiệm được thời gian tới gặp nha sĩ. Đây là loại hàm thường được các nha sĩ khuyên sử dụng đối với các trường hợp niềng răng phải nhổ răng. Bên cạnh đó, nhược điểm của loại hàm này là không có tính thẩm mỹ. Vì vậy, mọi người sử dụng thường chỉ đeo vào ban đêm khi ngủ.
Hàm duy trì
Hàm cố định là loại phổ biến được dùng
Hàm duy trì
Hàm kim loại tháo lắp dễ sử dụng

2.2 Dựa vào chất liệu

Thực chất, dựa vào chất liệu thì hàm duy trì tháo lắp có hai loại như sau:

  • Bằng nhựa: Ưu điểm vượt trội là được làm bằng chất liệu nhựa trong suốt. Vì vậy đảm bảo được tính thẩm mỹ cao. Tại nha khoa, sau khi bạn đến ngày tháo niềng nha sĩ sẽ thực hiện lấy dấu mẫu hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ sản xuất ra máng trong suốt để bạn đeo.
  • Bằng kim loại: Ưu điểm dễ thấy nhất của hàm bằng kim loại là có khả năng giữ vị trí răng của bạn một cách chắc chắn. Bởi vì, khi bạn đeo dây cung kim loại sẽ giúp ôm sát đoạn răng cửa giữa 2 răng và được gắn vào khuôn acrylic nằm trên vòm miệng hoặc dưới lưỡi của bạn. Do không có tính thẩm mỹ, nên hàm kim loại cũng sẽ thường được đeo vào ban đêm.
Hàm duy trì
Loại hàm bằng chất liệu nhựa có tính thẩm mỹ cao

3. Lý do cần đeo hàm duy trì

Có hai lý do chính chúng ta cần đeo hàm duy trì đó là:

  • Đảm bảo sự vững ổn của xương ổ: Sau khi chỉnh nha chính là quá trình di chuyển các vị trí của răng đến một vị trí nhất định mà chúng ta mong muốn. Vì vậy, răng của bạn cần thời gian để tái tạo và hồi phục.
  • Đảm bảo sự vững ổn của răng: Khi răng đã dịch chuyển tới vị trí mới thì chúng ta cần đeo hàm để đảm bảo được vị trí của răng. Khi đó răng của bạn sẽ ở đúng vị trí chúng ta mong muốn.

4. Những lưu ý khi đeo hàm duy trì

Cơ thể của chúng ta luôn thay đổi theo thời gian và hàm răng của chúng ta cũng vậy. Vì thế, bạn muốn đảm bảo được chắc chắn vị trí của hàm răng thì bạn cần đeo hàm duy trì để nắn tất cả vào khuôn cố định.

Cách vệ sinh:

Việc làm sạch hàm duy trì cũng giống như chúng ta làm sạch răng. Sau một thời gian đeo hàm trong miệng sẽ có các vi khuẩn bám lên nên chúng ta cần tháo ra để vệ sinh và rửa sạch. Bạn nên vệ sinh bằng cách chải sạch nhẹ nhàng bằng kem đánh răng.

Thường xuyên tới nha sĩ:

Đeo hàm duy trì có cần thường tới nha khoa không? Chắc chắn! Bạn cần ít nhất là 6 tháng đến nha khoa để thăm khám định kì. Bạn có thể đến thường xuyên hơn để chúng ta có thể khám cũng như kiểm tra xem tình hình răng miệng của mình như thế nào. Tại nha khoa VINALIGN có đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ bạn điều trị các bệnh lý răng miệng. Tại đây

Làm gì khi hàm lỏng lẻo:

Có hai trường hợp xảy ra khi hàm bị lỏng, do hàm quá chật làm cho bạn không đeo vào được hoặc khi đeo vào sẽ có cảm giác bị đau. Trường hợp này sẽ gặp ở các bạn không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp còn lại, hàm bị lỏng lẻo là có thể do bạn bảo quản không đúng. Điều đó sẽ dẫn đến việc hàm bị biến dạng. Cả hai trường hợp này bạn cần thông báo với nha sĩ để có thể giải quyết kịp thời.

Những việc cần làm:

Có ba việc chính bạn cần làm sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha. Thứ nhất đó là bạn cần bắt buộc phải đeo hàm duy trì. Thứ hai, ngoại trừ khi bạn đang đeo hàm thì khi không đeo bạn nên cất giữ và bảo quản chúng trong khay đựng. Thứ ba, khi đeo nếu bạn gặp phải bất kì khó khăn nào hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ nha khoa của mình.

Để có thể hiểu rõ hơn bạn có thể xem:

https://www.youtube.com/watch?v=5n4wEsg2QSo&t=97s&fbclid=IwAR1_JsmuOP8_0PDp4BY-IGiF1f3OoflL1gIP_pbCVj1Ey_1tBcvNJWoACgg
Bác sĩ Thảo Bùi chia sẻ kiến thức về đeo hàm duy trì

Trên đây là những kiến thức và lưu ý về hàm duy trì dành cho bạn. Nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị tháo niềng chuyển sang đeo hàm, bạn nên nắm vững các kiến thức này nhé!

bọc răng sứ cao răng chi phí niềng răng chỉnh nha chỉnh nha nha khoa vinalign chỉnh nha vinalign dán sứ veneer hôi miệng implant khay niềng răng trong suốt mewing mắc cài nam bùi vinalign ngày lễ nha khoa nha khoa chỉnh nha nha khoa niềng răng nha khoa trẻ em nha khoa uy tín nha khoa vinalign nhổ răng nhổ răng khôn niềng răng niềng răng có đau không niềng răng khay trong suốt niềng răng là gì niềng răng mắc cài niềng răng mắc cài là gì niềng răng trong suốt niềng răng tại vinalign niềng răng Vinalign niềng răng vinalign có gì răng răng khôn răng khôn là gì răng số 8 sâu răng sâu răng là gì trồng răng implant veneer vinalign viêm lợi viêm lợi là gì đau khớp thái dương hàm ưu đãi