Mục lục
- Band niềng răng dùng để làm gì? Những ai cần gắn band niềng răng?
- 1. Band niềng răng là gì và có cấu tạo ra sao?
- 2. Công dụng của band niềng răng
- 3. Trường hợp nào cần gắn band niềng răng?
- 4. Gắn band răng ở giai đoạn nào? Quy trình gắn band niềng răng
- 5. Gắn band có đau không? Gắn band niềng răng trong bao lâu thì tháo?
- 6. Một số lưu ý bạn cần biết khi gắn band niềng răng
Band niềng răng dùng để làm gì? Những ai cần gắn band niềng răng?
Band niềng răng là một khí cụ chỉnh nha không xa lạ đối với những người đang trong quá trình niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, loại khí cụ này dùng để làm gì? Có gây đau không? Và trường hợp nào cần gắn band niềng răng thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây của Nha khoa Vinalign sẽ cung cấp thông tin về band niềng răng và những điều cần lưu ý khi gắn band để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho quá trình niềng răng.
1. Band niềng răng là gì và có cấu tạo ra sao?
Band niềng răng (còn gọi là khâu chỉnh nha) là một loại khí cụ cần dùng cho chỉnh nha bằng phương pháp mắc cài, thường được đặt tại các vị trí răng hàm số 6 hoặc số 7. Chất liệu chính của band là kim loại không rỉ sét, dạng hình tròn hoặc hơi vuông với cấu tạo cứng chắc.
Band niềng răng có cấu tạo như sau:
- Móc (hook) phía ngoài để gắn dây thun, lò xo.
- Các ống (tube) phía má để luồn dây cung.
- Ống nhỏ (tube) dưới lưỡi để gắn các khí cụ (tùy theo chỉ định của bác sĩ).
Tìm hiểu thêm về band niềng răng TẠI ĐÂY
2. Công dụng của band niềng răng
Việc sử dụng band niềng răng để hỗ trợ quá trình chỉnh nha với những lợi ích như sau:
- Tạo điểm tựa vững chắc cho hệ thống mắc cài, hạn chế tối đa trường hợp bị bong tuột mắc cài khi ăn nhai.
- Tác động lực để răng di chuyển về đúng vị trí, rút ngắn thời gian chỉnh nha.
- Góp phần điều chỉnh khớp cắn chuẩn trên cung hàm, cải thiện khả năng ăn nhai và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
3. Trường hợp nào cần gắn band niềng răng?
Mặc dù band trong niềng răng là dụng cụ giúp tạo điểm lực, kết nối các khí cụ để hệ thống chỉnh nha trở nên hoàn chỉnh, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần gắn band. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định lắp band niềng răng cho những trường hợp như:
- Răng hàm bị sâu, vỡ hoặc đã bọc sứ, không gắn được mắc cài
- Thân răng quá ngắn, mắc cài không giữ được hoặc hay bị bong mắc cài phải dùng band ôm bám răng
- Khi cần kết hợp sử dụng với các loại khí cụ chỉnh nha khác (như nong hàm, khí cụ di xa, cung lưỡi…), nhằm dịch chuyển răng nhanh chóng.
4. Gắn band răng ở giai đoạn nào? Quy trình gắn band niềng răng
Điều kiện giúp lắp band niềng thuận tiện và dễ dàng là khoảng trống giữa các răng trên cung hàm phải được đảo bảo. Nếu răng quá khít nhau, quá trình gắn band sẽ được thực hiện sau khi đã đặt thun tách kẽ.
Với trường hợp răng thưa hoặc đã có sẵn khoảng hở giữa các răng thì bác sĩ sẽ tiến hành đặt band theo các bước sau:
Bước 1: Thăm khám, tư vấn và chụp phim X-quang
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng. Nếu phát hiện dấu hiệu răng sâu, viêm nha chu, viêm nướu… bệnh nhân được điều trị dứt điểm trước rồi mới tiếp tục niềng răng. Hoặc bác sĩ sẽ tư vấn đặt thun tách kẽ để tạo không gian lắp band, nếu thấy khoảng cách giữa các răng hàm nhỏ, khít sát.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Khách hàng được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi chuyển sang bước gắn band răng.
Bước 3: Đặt thun tách kẽ răng (nếu cần)
Bác sĩ sử dụng thiết bị y khoa và đặt thun tách kẽ vào vị trí cần thiết, Thời gian đặt thun tách kẽ thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Bác sĩ sẽ lấy thun tách kẽ ra đến khi thấy khoảng trống vừa đủ.
Bước 4: Thử band niềng răng
Bác sĩ tiến hành thử band cho bệnh nhân. Band có nhiều kích thước để phù hợp với các trường hợp khác nhau. Lúc này bác sĩ sẽ chọn band có kích thước vừa vặn nhất với răng của bạn sau đó tiến hành hàn mắc cài trên band, một số loại band đã có sẵn mắc cài thì bỏ qua công đoạn này, bác sĩ sẽ hàn các khí cụ mặt trong lên and hoặc gửi đến Lab để hoàn thiện
Bước 5: Gắn band
Khi đã chọn được loại band có kích thước vừa vặn với cung răng, bác sĩ tiến hành đặt band niềng răng vào vị trí đã chỉ định trước đó. Vật liệu gắn band thường là dạng GIC – xi măng thuỷ tinh chuyên dùng trong nha khoa giàu fluoride, giúp bảo vệ men răng trong suốt thời gian đeo niềng.
Bước 6: Gắn các khí cụ khác vào răng
Sau khi đã gắn band niềng răng, bác sĩ có thể hoàn thiện hệ thống khí cụ còn lại vào bên trong khoang miệng. Vài ngày đầu bạn có thể sẽ cảm thấy không quen hoặc hơi khó chịu, sau đó cảm giác này sẽ dần dần biến mất.
5. Gắn band có đau không? Gắn band niềng răng trong bao lâu thì tháo?
Gắn khâu chỉnh nha đau hay không còn tùy thuộc vào tình trạng răng, mức độ thưa giữa các răng trên cung hàm, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ…
Nếu răng thưa sẵn và không cần đặt thun tách kẽ thì việc đặt band niềng răng diễn ra nhẹ nhàng và ít đau. Còn nếu phải đặt thun tách kẽ thì khi gắn band răng sẽ gây đau, khó chịu nhiều hơn. Song cảm giác đau nhức chỉ xuất hiện trong vài ngày và sẽ nhanh chóng khỏi sau khi các răng đã được tách ra theo chỉ định.
Band chỉnh nha là khí cụ có chức năng neo giữ, làm điểm tựa cho hệ thống dây cung, mắc cài. Chính vì vậy, band sẽ được gắn trên răng trong suốt quá trình chỉnh nha cho đến khi quá trình niềng răng kết thúc. Khi đó bác sĩ sẽ tháo toàn bộ khí cụ trên răng, bao gồm cả band niềng răng.
6. Một số lưu ý bạn cần biết khi gắn band niềng răng
Trong thời gian chỉnh nha, bạn cần chú ý chăm sóc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế phát sinh biến chứng không mong muốn, đảm bảo quá trình dịch chuyển của răng được thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian niềng, đạt được hiệu quả tốt nhất. Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và an toàn, bạn đừng bỏ qua các lưu ý quan trọng dưới đây:
6.1. Lựa chọn nha khoa uy tín
Việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm là tiêu chí nên ưu tiên hàng đầu. Trong đó, Nha khoa Vinalign là một trong những phòng khám được hàng ngàn người tin chọn để bắt đầu hành trình niềng răng với nhiều ưu điểm vượt trội.
Đội ngũ bác sĩ chỉnh nha dày dạn kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn cao, không ngừng cập nhật các trang thiết bị cùng công nghệ hiện đại trong điều trị, không gian phòng khám thoáng đãng, sạch sẽ đem đến những phút giây thoải mái khi điều trị. Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp thắc mắc 24/7.
6.2. Dùng sáp nha khoa
Band niềng răng là loại khí cụ được thiết kế có móc phía ngoài để móc nối các khí cụ khác nên có thể cọ vào má gây trầy xước, khó chịu. Để giảm đau bạn có thể sử dụng sáp nha khoa gắn vào band, nhằm bảo vệ má và hạn chế vướng cộm trong vài ngày đầu.
6.3. Chọn thức ăn mềm, dễ nhai
Bạn nên có chế độ ăn uống khoa học ở những tuần đầu khi mới gắn band niềng răng hay vào mỗi đợt siết răng, ưu tiên đồ ăn mềm để giúp giảm bớt lực nhai của răng.
6.4. Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Bên cạnh chú ý ăn uống, việc chăm sóc răng miệng đúng cách còn giúp bạn tránh được các bệnh lý trong quá trình niềng. Bạn nên chải răng đều đặn sau khi ăn và trước khi ngủ, kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, sử dụng tăm nước, bàn chải kẽ… giúp hỗ trợ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế thức ăn bám vào band, mắc cài và các kẽ răng gây ố vàng, sâu răng.
Việc gắn band thường áp dụng trong trường hợp phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Bạn cần lưu ý dành thời gian tìm hiểu kỹ bác sĩ và nha khoa đáng tin cậy. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về band niềng răng.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được khám và tư vấn MIỄN PHÍ! ⤵️
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com
Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share