Hàm duy trì nào tốt nhất? Tại sao phải đeo hàm duy trì?

Hàm duy trì là khí cụ mà bác sỹ cho người niềng răng sử dụng sau khi quá trình chỉnh nha hoàn tất (đã tháo mắc cài và dây cung), HDT có nhiều loại nhưng đều có tác dụng chung là giúp cho răng được ổn định, đảm bảo kết quả niềng răng hiệu quả và lâu dài.

Tháo niềng nhưng chưa thoát niềng 100% là tình trạng chung mà rất nhiều người sau khi niềng răng gặp phải. Sau khi niềng xong, tuỳ thuộc vào tình trạng răng của mỗi trường mà nha sĩ sẽ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì thêm từ 3 -6 tháng, thậm chí có những người nên đeo thêm từ 1 năm – 1 năm rưỡi. 

1. VÌ SAO CẦN ĐEO HÀM DUY TRÌ?

Răng là phần di động nhất của hệ thống nhai, sau khi chỉnh nha: răng và xương hàm chưa ổn định. Trong khi đó, quá trình sinh hoạt và ăn uống hằng ngày đòi hỏi răng cùng các khớp cắn phải hoạt động nhiều, còn quá trình phục hồi để răng và xương hàm tái cấu trúc, đạt được sự ổn định cần từ 3-6 tháng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vi phạm khoảng trung hoà, khiến cho răng bị di chuyển.

Khoảng trung hòa là khoảng thăng bằng cơ trong khoang miệng, được giới hạn bởi lưỡi bên trong và môi má bên ngoài, không chỉ ở trạng thái tĩnh (trạng thái nghỉ) mà cả trạng thái động (khi nhai hoặc nói). Khoảng trung hòa chính là “miếng đất” hình móng ngựa dành cho cung răng trú ngụ.

Xem thêm về nguyên nhân tái phát sau chỉnh nha

2. TÁC HẠI CỦA VIỆC KHÔNG ĐEO HÀM DUY TRÌ

Việc quên đeo hoặc chủ quan không đeo hàm duy trì có thể dẫn tới những tác hại nghiêm trọng sau:

2.1. Răng bị xô lệch do không đeo hàm duy trì

raăng xô lệch
Răng bị xô lệch do không đeo hàm duy trì

Trong quá trình niềng răng, hàm răng sau 1 khoảng thời gian dài chịu lực siết, cả răng và xương hàm đều trở nên nhạy cảm, yếu hơn bình thường, chưa ổn định trong ổ răng. Thêm vào đó, trong quá trình ăn uống, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều, điều này dễ dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch. Đây cũng là tình trạng phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải khi không đeo hàm duy trì sau niềng răng.

2.2. Trục răng bị nghiêng

trục răng bị nghiêng
Trục răng bị nghiêng do không đeo hàm duy trì

Sở dĩ các răng trên khung hàm có thể đứng vững, ngay ngắn là do có xương hàm nâng đỡ. Nhưng trong quá trình niềng răng, một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng. Khi mất răng, xương hàm bị tiêu tụt chân răng, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng đổ nghiêng về khoảng trống bị tiêu xương. Không đeo hàm duy trì dẫn đến răng bị xô lệch và làm nghiêng trục răng. Tình trạng răng bị đổ nghiêng còn có thể do lực nhai nghiến mạnh khiến cho răng bị lung lay, nhất là khi cấu trúc răng vừa chỉnh nha vẫn còn yếu.

2.3. Phá huỷ sự đồng đều đã đạt được sau chỉnh nha

phá vỡ kết quả đã chỉnh nha
Không đeo hàm duy trì có thể phá vỡ kết quả đã đạt được trong quá trình chỉnh nha

Theo cấu tạo, răng đặt trong xương hàm, xung quanh là các dây chằng nha chu. Các dây chằng nha chu này có “thói quen ghi nhớ”. Sau khi tháo mắc cài, răng sẽ cần 1 khoảng thời gian để mô nướu và mô nha chu điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. Nếu thời gian này không đeo hàm duy trì, các dây chằng nha chu sẽ có hiện tượng “đi về chốn cũ”, khiến răng di chuyển trở lại vị trí ban đầu của nó, phá vỡ sự đồng đều đã đạt được trong quá trình chỉnh nha, thậm chí còn có thể khiến khuôn hàm bị lệch và xấu đi so với lúc chưa niềng.

3. CÁC LOẠI HÀM DUY TRÌ ĐƯỢC KHUYÊN DÙNG

3.1. Hàm duy trì cố định mặt trong

hàm duy trì mặt trong
hàm duy trì cố định mặt trong

Hàm duy trì cố định mặt trong là phương pháp dùng dây thép gắn vào mặt sau của các răng 1, 2 và 3 bằng Composite. Ưu điểm của loại hàm này là tính thẩm mỹ cao, thoải mái và thuận tiện cho người dùng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được phương pháp này vì nó phụ thuộc vào khớp cắn của từng bệnh nhân. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, nếu không biết cách vệ sinh có thể dẫn đến những vấn đề về mảng bám và khó vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý không được cắn hay đẩy lưỡi vào vùng mang dây duy trì để tránh tình trạng bong dây.

3.2. Hàm duy trì Hawley

"<yoastmark

Đây là loại hàm tháo lắp bao gồm miếng nhựa và dây kim loại được đúc để phù hợp với cấu trúc răng miệng của mỗi người. Dây kim loại được để vừa với 6 răng trước của bạn cho đến răng nanh 2 bên để ổn định răng ở đúng vị trí sau khi niềng. Ưu điểm của hàm Hawley là dễ vệ sinh, bền và có thể sửa khi bị hỏng. Tuy nhiên loại hàm này lại có vẻ ngoài khá thô và thu hút sự chú ý, làm ảnh hưởng đến phát âm hơn so với các loại hàm khác và thời gian đầu chưa quen có thể gây khó chịu, kích ứng môi hoặc má trong.

3.3. Hàm duy trì trong suốt

"<yoastmark

Đây là loại hàm trong suốt làm từ nhựa y tế cao cấp có thiết kế khá tương đồng với khay niềng trong suốt nhưng không có nhiệm vụ dịch chuyển, sắp xếp răng trên cung hàm mà chỉ có vai trò duy trì vị trí răng. Ưu điểm của loại hàm này là tính an toàn cao do không chứa các hóa chất độc hại, gây kích ứng, sự thoải mái khi sử dụng cũng như dễ dàng vệ sinh răng miệng và tính thẩm mỹ tuyệt đối.

Mỗi loại hàm đều có ưu nhược điểm riêng, không có phương pháp tối ưu nhất hay tốt nhất mà chúng ta nên lựa chọn dựa trên sự thăm khám và chỉ định của nha sĩ có chuyên môn.

Bài viết liên quan:

HDT và những lời khuyên từ chuyên gia

Bật mí về hàm duy trì cố định

Ưu nhược điểm của hàm duy trì tháo lắp

Để biết thêm chi tiết về việc những kiến thức chuyên môn nha khoa khác, vui lòng xem thêm TẠI ĐÂY

Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất các vấn đề về niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam
Hà Nội:71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com

Google maps: https://g.page/niengrangtrongsuotvinalign?share