Loạn năng khớp thái dương hàm – “Đánh bay” trong vòng một nốt nhạc

Loạn năng khớp thái dương hàm là bệnh lý phổ biến nhưng dấu hiệu của bệnh lại không rõ ràng. Loại bệnh này có thể “tự đến rồi tự đi” chính vì vậy nên sự quan tâm của mọi người không dành cho loại bệnh này.

Nhưng thực chất loạn năng khớp thái dương hàm cũng có những ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy bạn có tò mò về sự ảnh hưởng và cách điều trị loại bệnh này không?

Mời bạn đón đọc thông tin bài viết phía dưới để có thể trang bị cho bản thân một số kiến thức bổ ích và quan trọng này!

1. Loạn năng khớp thái dương hàm là gì?

Loạn năng khớp thái dương hàm là trạng thái cơ nhai (hoặc khớp thái dương hàm) bị tổn thương. Hậu quả của việc tổn thương đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hoặc các cơ chế đóng, mở miệng.

Nguyên nhân của chứng bệnh loạn năng khớp thái dương hàm đó là:

  • Do trong quá trình vận động, chơi thể thao hoặc bị tai nạn gây nên chấn thương vùng quai hàm
  • Do vị trí các răng mọc sai khớp cắn, lệch lạc…
  • Tính chất công việc của bạn cũng là nguyên nhân gây nên bệnh loạn năng khớp thái dương hàm: các nghề như nghệ sĩ Violon, tổng đài viên…
loạn năng khớp thái dương hàm
Bệnh lý loạn năng gây nên nhiều ảnh hưởng

Có thể bạn quan tâm:

Viêm khớp thái dương hàm – Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách điều trị

2. Biểu hiện của bệnh loạn năng khớp thái dương hàm

Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm là một nhóm các biểu hiện như:

  • Đau
  • Tiếng kêu khớp
  • Khó há miệng ở 1 hoặc 2 bên hàm
  • Khó chịu ở vùng khớp thái dương hàm, có thể lan xuống vùng cổ.

Cụ thể các biểu hiện của bệnh loạn năng khớp thái dương hàm được thể hiện rõ qua các dấu hiệu:

  • Biểu hiện ở cơ nhai: Khi cơ nhai, cơ thái dương vùng mặt có biểu hiện bị đau mỏi, căng nhức thì đó là một trong số những dấu hiệu của bệnh. Cơn đau có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau tại các cơ. Cơn đau xuất hiện khi bạn thực hiện việc nhai quá nhiều, ăn các đồ ăn cứng, dai…
  • Biểu hiện tại khớp: Biểu hiện rõ nhất đó là khớp hàm bị đau khi ăn nhai. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng bạn sẽ nghe thấy tiếng kêu “cộc, cộc” mỗi khi há miệng hoặc ngáp. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào âm thanh tiếng kêu đó. Trong trường hợp nhẹ thì tiếng kêu “cộc, cộc” chỉ có bạn nghe tiếng và nặng là khi người bên cạnh bạn cũng nghe được thấy âm thanh đó.
  • Biểu hiện giãn khớp: Độ rộng của khuôn miệng bình thường được ước lượng qua việc đưa vừa 3 ngón tay cùng lúc vào miệng. Nhưng đối với người bị giãn khớp thì có thể đưa vừa 5 ngón tay vào miệng. Đây là giai đoạn bị giãn khớp thái dương hàm giai đoạn kế cận sẽ là giai đoạn trật khớp thái dương hàm.

Bệnh loạn năng cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới trí não và sức khỏe của bạn. Theo chuyên gia, ở một số người bệnh sẽ gặp phải chứng đau nửa đầu và hay quên. Vì vậy chúng ta cần điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt, tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Loạn năng khớp thái dương hàm
Bác sĩ nha khoa sẽ là người chỉ ra những dấu hiệu về bệnh cho bạn tốt nhất

3. Các phương pháp khắc phục tình trạng loạn năng khớp thái dương

Loạn năng khớp thái dương hàm là một loại bệnh lý thường không gây ra những nguy hại cho tính mạng. Nhưng bệnh này lại gây ra ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chúng ta như các triệu chứng đau đầu, chóng mặt… Mức độ triệu chứng có thể nặng hơn khi người bệnh bị căng thẳng, trầm cảm…

Có rất nhiều phương pháp và bài tập giúp khắc phục tình trạng bệnh loạn năng. Dưới đây là một số bài tập và phương pháp cơ bản chuyên gia khuyên bạn.

3.1 Loạn năng khớp thái dương hàm – Nói không với đồ ăn cứng, dai

Không ăn nhai các đồ ăn cứng liên tiếp trong vòng 10 ngày. Các đồ ăn cứng và cần nhai nhiều như: Đá, bánh đa, mực, các loại hạt…

Thay vào đó bạn nên chuyển sang ăn, uống các đồ ăn mềm như: Cháo, súp, rau củ quả mềm… Đồng thời một mẹo nhỏ nữa đó là khi bạn ngáp hãy đầu xuống về phía trước để tránh việc há miệng lớn tạo nên tiếng kêu “cộc, cộc”.

Sau 10, chúng ta hãy tập chế độ ăn nhai bình thường khi các triệu chứng của bệnh giảm. Điều quan trọng nhất đó là thực hiện các bài tập vận động hàm dưới. Vận động này sẽ hiệu quả hơn nếu như bạn tập cùng với các máng nhai nha khoa.

Loạn năng khớp thái dương hàm
Những đồ ăn mềm như súp, bún… sẽ là lựa chọn hoàn hảo

3.2 Bài tập giúp mở miệng đúng cách

Các bước để thực hiện bài tập mở miệng đúng cách:

  • Bước 1: Đặt ngón tay trước ống tai ngoài
  • Bước 2: Cong lưỡi lên phía trên để lưỡi chạm vào vòm miệng
  • Bước 3: Há miệng một cách từ từ

Trong quá trình thực hiện hãy chú ý để hàm của bạn dịch chuyển theo một đường thẳng, tránh dịch chuyển sang hai bên. Đồng thời bạn nên thực hiện lặp đi lặp lại động tác đó 5 lần/ngày. Bạn cần nghiêm túc tập luyện để có một kết quả tốt nhất.

Một trong những cách điều trị dứt điểm tình trạng bệnh loạn năng khớp thái dương hàm đó là phương pháp chỉnh nha.

Cùng bác sĩ Nam Bùi đánh bay loạn năng khớp thái dương hàm

Dành cho bạn:

Tại sao nên niềng răng – nụ cười rạng rỡ và còn gì nữa?

Niềng răng trong suốt giá rẻ hiệu quả không? Niềng trong suốt ở đâu tốt?

Nếu bạn quan tâm tới tình trạng sức khỏe răng miệng hãy đặt lịch tư vấn qua địa chỉ dưới đây:

Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 096.359.4566 hoặc 098.678.66.33
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com

bọc răng sứ chỉnh nha chỉnh nha nha khoa vinalign chỉnh nha tại vinalign chỉnh nha vinalign dán sứ veneer Dán sứ veneer là gì dán veneer tại vinalign hôi miệng khay niềng răng trong suốt khuyến mại mewing mắc cài nam bùi vinalign ngày lễ nha khoa nha khoa chỉnh nha nha khoa trẻ em nha khoa Vinaign nha khoa vinalign nhổ răng nhổ răng khôn nhổ răng khôn là gì niềng răng niềng răng có đau không niềng răng là gì niềng răng mắc cài niềng răng mắc cài là gì niềng răng mắc cài ở đâu tốt niềng răng trong suốt niềng răng trong suốt vinalign niềng răng tại vinalign niềng răng Vinalign răng răng khôn răng khôn là gì răng số 8 sâu răng tại sao nên niềng răng veneer vinalign đau khớp thái dương hàm đời sống ưu đãi ưu đãi niềng răng