Răng khôn – răng số 8 là răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Răng khôn mang lại khá nhiều phiền toái từ quá trình mọc đến việc vệ sinh và chăm sóc. Do nằm ở vị trí xa, việc làm sạch răng khôn trở nên khá khó khăn nên răng khôn thường bị sâu. Sâu răng khôn nên làm gì, trường hợp nào thì nên nhổ bỏ?
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ qua những chia sẻ ngay sau đây!
Mục lục
Vì sao răng khôn hay bị sâu?
Răng khôn thực tế thì không đóng vai trò quá quan trọng trong việc ăn nhai. Tuy nhiên thức ăn lại rất dễ bám dính vào khu vực này.
Răng khôn mọc phá vỡ đi phần nướu để trồi lên nên gây ra cảm giác đau đớn. Phần nướu tác ra để răng mọc lên khiến thực phẩm mắc kẹt. Khu vực này lại rất khó vệ sinh khiến cho vi khuẩn nhanh chóng phát triển gây viêm và sưng đau.
Do khó vệ sinh lại dễ mắc thức ăn, răng khôn thường hay bị sâu gây đau kéo dài.
Dấu hiệu sâu răng khôn
Cách tốt nhất và chính xác nhất để phát hiện sâu răng khôn là tới nha sĩ để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu như bạn không có cơ hội đi khám, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để xác định:
- Ê buốt răng: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bị ê buốt, nhức răng khi ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, đồ cứng thì có khả năng bạn đã bị sâu răng.
- Đau răng: Những cơn đau âm ỉ kéo dài tại khu vực răng khôn báo hiệu tình trạng của bạn có thể là do sâu răng gây ra.
- Màu sắc: Khi bạn thấy khu vực răng khôn có những đốm xám, đen hoặc nâu. Điều đó cho thấy răng khôn đang bị sâu răng tấn công.
- Hơi thở có mùi: Răng sâu tạo nên các lỗ ti li trên bề mặt làm thức ăn vào cơ thể dễ bị mắc kẹt lại. Răng không được vệ sinh kỹ làm cho vi khuẩn tiết ra mùi hôi khó chịu làm bạn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.
Tác hại khi răng khôn bị sâu
Răng khôn bị sâu khiến cho bạn gặp nhiều phiền toái. Tình trạng răng khôn sâu khiến bạn:
- Gây mất ngủ: Răng khôn sâu gây đau khiến bạn khó ngủ, trằn trọc thường xuyên. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược. Mất ngủ thường xuyên gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, khó chịu, dễ cáu gắt,…
- Suy giảm sức khỏe răng miệng: Răng bị sâu nếu không được xử lý có thể xâm nhập vào trong tủy răng. Tủy răng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu làm cho bạn cảm thấy đau nhức vô cùng. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nguy cơ mất răng.
- Gặp bệnh về đường tiêu hóa: Khi răng khôn bị đau nhức, việc ăn nhai sẽ gặp khó khăn và làm cho người bị đau răng lười nhai, biếng ăn. Thức ăn không được nuốt kỹ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
Có thể bạn quan tâm:
Răng khôn – “sát thủ” ngầm nguy hiểm hơn bạn tưởng!
Vén màn bí ẩn về răng khôn – răng số 8 – những điều thú vị bạn chưa biết
Sâu răng khôn nên làm gì?
Thực tế thì tùy vào mức độ sâu răng ít hay nhiều mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bạn. Các phương pháp xử lý sâu răng khôn gồm:
Trám răng
Nhiều trường hợp vi khuẩn vi khuẩn tấn công bề mặt răng nhưng chưa ăn sâu vào tủy răng. Khi đó, bác sĩ sẽ trám răng để giúp lỗ sâu răng không phát triển thêm. Chất liệu trám răng có nhiều loại và nó sẽ giúp răng sâu được giải quyết hiệu quả.
Sử dụng Gel Fluor
Trong giai đoạn sớm nhất của sâu răng, men răng bị vi khuẩn tấn công. Khi đó, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng Gel Fluor để giúp tăng cường men răng. Nó có tác dụng cải thiện, chữa lành cho bề mặt men răng khi mà sâu răng làm chậm quá trình này.
Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là một thủ tục nha khoa rất phổ biến. Bạn có thể cần nhổ răng khôn để loại bỏ hoàn toàn vấn đề sâu răng. Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi cần phải nhổ răng khôn nhưng hãy thư giãn, nó không quá tệ như bạn nghĩ!
Nha sĩ của bạn sẽ giúp cho việc nhổ răng khôn trở nên dễ dàng nhất có thể. Việc nhổ răng khôn sẽ giúp bạn chấm dứt những nỗi đau và sự khó chịu.
Nhổ răng khôn mất bao lâu?
Thông thường, việc nhổ răng khôn sẽ mất khoảng 30 phút đến 60 phút.
Tại các phòng khám, quy trình có thể mất từ 45 phút đến 90 phút.
Nếu nhổ răng khôn gây mê toàn thân, bạn sẽ cần ở lại sau nhổ răng khôn khoảng 2-3h.
Thời gian hồi phục
Nha sĩ sẽ giải thích và hướng dẫn cho bạn những gì cần làm để phục hồi nhanh hơn. Nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Răng khôn có kích thước lớn. Vì vậy mà nó thường được khâu lại sau khi nhổ bỏ. Việc loại bỏ răng khôn có thể gây ra sưng hoặc là chảy máu trong vài ngày đầu. Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau.
Ăn uống
Trong 24h đầu sau khi nhổ răng khôn, tốt nhât là bạn nên tránh việc nhai thường xuyên hoặc hút mạnh. Cố gắng nhẹ nhàng nếu bạn súc miệng.
Tốt nhất bạn nên tuân thủ chế độ ăn mềm sau khi nhổ răng bằng cách món như súp, khoai tây nghiền, cháo,… để giảm thiểu tối đa việc nhai. Nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ đề nghị bạn kết hợp các loại thực phẩm từ từ trước khi trở lại chế độ ăn thông thường.
Câu hỏi thường gặp
Loại bỏ răng khôn ảnh hưởng thế nào?
Bạn có thể cảm thấy rất khó chịu ngay sau khi nhổ răng khôn, đặc biệt là khi đánh răng và vệ sinh miệng ở khu vực quanh răng bị nhổ. Vì lý do này, nha sĩ thường khuyên bạn sử dụng nước súc miệng để giữ cho khu vực này sạch sẽ.
Viêm xương ổ răng
Khi cục máu đông giúp vết thương lành quanh hốc răng của bạn bị nhiễm trùng có thể gây đau dữ dội mà không thể kiểm soát bằng thuốc. Viêm xương ổ răng đòi hỏi cần phải được điều trị ngay lập tức. Việc điều trị nhắm tới khả năng chống viêm để giảm bớt sự khó chịu và sử dụng thuốc sát trùng để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Bạn có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng.
Có thể nhổ răng khôn trong khi đang mang thai không?
Không có lý do để tin rằng việc nhổ răng khôn sẽ có tác động đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, nha sĩ có thể chờ đợi và tiến hành điều trị sau khi sinh, trừ khi nó được coi là một thủ tục khẩn cấp.
Cần bao nhiêu thời gian để phục hồi sau nhổ răng khôn?
Hầu hết mọi người cần nghỉ hai hoặc ba ngày để phục hồi sau khi nhổ răng khôn. Những người làm công việc đòi hỏi sử dụng thể chất nhiều có thể cần nghỉ thêm một hoặc hai ngày.
Nếu công việc của bạn liên quan đến việc lái xe, bạn sẽ cần ổn định và trở lại làm việc sau 24-48h gây mê. Tuy nhiên, bạn nên lắng nghe cơ thể và hỏi lời khuyên của bác sĩ. Hãy chắc chắn bạn đã được nghỉ ngơi đầy đủ trước khi bắt đầu công việc bình thường.
Sâu răng khôn nên làm gì, đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm được. Khi phát hiện răng khôn bị sâu, bạn nên đi kiểm tra kỹ để có cách xử lý phù hợp.
Dành cho bạn:
6 thoughts on “Sâu răng khôn nên làm gì – Cẩn thận khi răng khôn bị sâu!”