SÂU RĂNG SỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Theo số liệu nghiên cứu mới nhất tại Việt Nam. Trẻ em bị sâu răng sữa chiếm tới 90%. Vậy nguyên nhân gây ra việc sâu răng sữa là gì? Sâu răng sữa có nguy hiểm không? Làm sao để phòng tránh việc sâu răng sữa cho con nhỏ? Và làm sao để khắc phục tình trạng sâu răng sữa ở trẻ? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này cùng Vinalign nhé! 

Răng sữa là răng gì? 

Răng sữa còn được gọi là răng trẻ em hoặc răng nguyên thủy. Đây là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên trong miệng trẻ. Răng sữa bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai, thường mọc từ khoảng 6 tháng sau sinh. Hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Thông thường, ở mỗi trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa.

Đến một độ tuổi nhất định. Những chiếc răng sữa này sẽ rụng đi và được thế chỗ bằng răng vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, nếu răng sữa không tự rụng thì sẽ gây ra tình trạng răng mọc chồng lên nhau.

Nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ?

1. Sâu răng lây truyền từ mẹ sang con

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy. Trong quá trình mang thai nếu mẹ có mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… sẽ dẫn đến khả năng sinh non sẽ cao hơn gấp 2 lần. Bên cạnh đó các loại vi khuẩn này sẽ thâm nhập vào mạch máu, lây truyền từ mẹ sang em bé. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, trẻ sinh ra dễ gây khiếm khuyết về men răng. Nguy cơ bị sâu răng cao.

2. Ăn quá nhiều đồ ngọt

Các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga… là các loại thực phẩm yêu thích của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chúng thường chứa hàm lượng đường rất cao. Là môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu vệ sinh răng miệng không sạch theo thời gian sẽ gây nên tình trạng răng sữa bị sâu ở các bé.

3. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảng bám sẽ tích tụ lại, cùng với sự phát triển của vi khuẩn. Lâu ngày chúng sẽ tác động lên men răng và thâm nhập vào tủy răng. Khi đó cấu trúc răng sẽ bị phá hủy làm tình trạng sâu răng sữa ở trẻ nhỏ nghiêm trọng hơn.

Tác hại của việc sâu răng sữa?

Sâu răng sữa sẽ khiến trẻ cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó ăn uống ngay cả khi uống nước. Trẻ sẽ hay quấy khóc, khó ngủ và bị sụt cân, suy dinh dưỡng.

Sâu răng còn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như dạ dày. Tình trạng sâu răng cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần mềm vùng miệng…buộc phải có phương pháp điều trị lâu dài và tốn kém.

Nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn là viêm quanh các cuốn răng, viêm mô tế bào, viêm hạch. Viêm tủy răng lan rộng và gây cho trẻ bị nhiễm trùng, sốt, xuất huyết. Thậm chí biến chứng sâu răng ở trẻ còn gây ra viêm màng não, rất dễ khiến trẻ bị tử vong.

Một khi nhiễm khuẩn quanh cuống răng. Có thể sẽ khiến trẻ bị rối loạn ở khớp thái dương, nhức đầu, mỏi cổ, rối loạn ở tim, thận…Cùng với đó, sâu răng ở trẻ còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu, khiến trẻ ngại tiếp xúc, tự ti khi nói chuyện.

Sâu răng kéo dài nếu không được chữa trị sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng, mất răng. Một khi mất răng gây ra các bất tiện trong ăn nhai, phát âm, ổ xương răng bị tiêu đi. Khi lớn sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.

Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời ăn sâu vào trong phá hủy tủy thì có thể làm thối tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.

Đối với răng sữa nếu nhổ quá sớm trước thời kỳ thay răng. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn sau này ( chậm mọc hoặc bị mọc lệch). Nếu như răng vĩnh viễn bị sâu phải nhổ thì sẽ không còn răng khác mọc lên thay thế. Muốn giữ thẩm mỹ phải trồng răng giả, tốn rất nhiều chi phí.

Ngoài ra, một khi bệnh sâu răng tiến triển nặng hơn, phụ huynh sẽ tốn một khoản chi phí lớn để điều trị răng miệng cho trẻ.

Cách xử lý khi trẻ bị sâu răng sữa? 

Để răng được tốt thì cách tốt là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm. Đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Làm sao để phòng tránh sâu răng sữa? 

Để phòng ngừa răng sữa bị sâu cho trẻ, ba mẹ cần tuân theo các cách sau:

  • Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt như: bánh, kẹo, nước ngọt
  • Với các bé đang trong quá trình mọc răng nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều canxi, fluor để răng của trẻ phát triển một cách tốt nhất, đảm bảo chắc khỏe.
  • Tập cho trẻ thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Việc này sẽ giúp giúp phát hiện ra các triệu chứng sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác. Từ đó bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời để sức khỏe răng miệng của trẻ luôn được đảm bảo.

Hãy quan tâm hơn đến vấn đề phòng tránh sâu răng sữa ở trẻ bố mẹ nhé! Hãy nhớ thường xuyên đưa bạn nhỏ của mình đến thăm khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần nha! 

Xem thêm kiến thức về xử lý răng sữa bị sâu ở trẻ: https://youtu.be/w4toZGUi9rU

 

Messenger
Nha khoa vinalign kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa vinalign Gọi ngay
Đặt lịch khám Đăng ký lịch khám