Thay răng sữa – Bật mí trình tự thay răng sữa ở trẻ nhỏ!

Thay răng sữa – Bật mí trình tự thay răng sữa ở trẻ nhỏ!

Thay răng sữa ở trẻ nhỏ là quá trình răng sữa của con bắt đầu lung lay và rụng đi. Thay vào đó là răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên. Việc thay răng sẽ diễn ra trong 1 giai đoạn và theo trình tự. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Ba mẹ nên lưu lý gì trong quá trình con thay răng? 

Mời các bạn đọc thông tin bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn thông tin với chủ đề Thay răng ở nhỏ! 

1. Thay răng sữa ở trẻ nhỏ là gì? 

  Thay răng sữa ơ trẻ là quá trình các răng sữa bắt đầu lung lay. Khi răng lung lay thì ba mẹ có thể đợi nó rụng hẳn hoặc kiểm tra xem có thể nhổ được luôn không. Răng sữa rụng đi thay thể cho răng vĩnh viễn mọc lên. Đây là 1 quá trình quan trọng! 

Bạn có thắc mắc răng có từ khi nào không? Thực tế răng có từ trước khi chúng ta sinh ra. Nhưng chúng ta sẽ không thấy được luôn bởi những chiếc răng cần thời gian để phát triển mà mọc ra, bộc lộ ra ngoài. Bình thường, từ khoảng 6 tháng thì trẻ bắt đầu sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên cũng có những đứa trẻ mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn. 

Răng giúp trẻ cắn, nhai nhiều loại thực phẩm khác nhau. Điều này giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi. Răng giúp phát triển xương hàm. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình giao tiếp và học ngoại ngữ. Đặc biệt khi phát âm những từ khó. Răng còn tăng tính thẩm mỹ. Với mục đích giúp khuôn mặt cân đối và tạo nét duyên cho nụ cười.

Răng sữa thường không rụng cho đến khi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Nếu trẻ mất răng sữa sớm do sâu răng hoặc tai nạn, điều này có thể làm các răng vĩnh viễn mọc chen chúc và khiến chúng mọc lệch lạc, sai hướng. Điều này dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng.

Thay răng sữa
Việc thay răng ở trẻ là 1 quá trình tự nhiên mà bất cứ bạn nhỏ nào cũng cần trải qua giai đoạn này

2. Thời gian thay răng sữa ở trẻ là khi nào?

Trình tự thay răng của trẻ sẽ diễn ra lần lượt. Đồng thời ở giai đoạn này con sẽ nhạy cảm và lo lắng. Chính vì vậy ba mẹ cũng nên nắm được tâm tư trẻ nhỏ. 

2.1 Trình tự thay răng sữa ở trẻ 

Khi trẻ 6 tuổi sẽ là quá trình bắt đầu thay răng. Việc thay răng sẽ bắt đầu từ răng cửa. Sau đó lần lượt sẽ là răng cửa bên. Các răng hàm đầu tiên sẽ bị rụng tiếp theo. Sau đó kế tiếp là các răng nanh dưới. Răng nanh trên, sau đó răng hàm thứ hai trên và dưới sẽ thay sau cùng.

Như vậy, trong quá trình chăm sóc con, cha mẹ cần biết từ khoảng 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng trưởng thành. Lứa tuổi thay răng sữa có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 6 tuổi. Đây là điều hoàn toàn bình thường đối với trẻ em. Trẻ em gái thường thay răng sớm hơn trẻ em trai. Trình tự thay răng sữa thường bắt đầu từ răng cửa hàm dưới.

Thay răng sữa
Sơ đồ mọc răng và thay răng ở trẻ

2.2 Ba mẹ nên làm gì khi con trong giai đoạn thay răng 

Ở giai đoạn này con sẽ có nhiều xúc cảm và lo lắng. Ba mẹ có thể chia sẻ với con những điều sau: 

  • Ba mẹ giải thích cho con hiểu đây là 1 việc hoàn toàn bình thường, tự nhiên. Bất kì ai cũng cần phải trải qua quá trình này. Hãy đơn giản hóa vấn đề để con an tâm hơn. 
  • Nếu con có hiện tượng phần lợi bị mềm và có tình trạng chảy máu thì cũng là điều bình thường. Ba mẹ có thể xoa bóp để con có thể thấy thoải mái hơn. Hoặc có thể sử dụng khăn mềm để làm sạch phần lợi của con. 
  • Lựa chọn bánh quy mọc răng không đường hoặc bánh quy không đường cho trẻ trên 6 tháng như một cách bắt đầu ăn dặm.
  • Làm khô nước dãi – vùng da quanh miệng. Đặc biệt là vùng cằm để tránh trẻ bị kích ứng. Bạn có thể nhẹ nhàng lau sạch dãi này bằng khăn mềm.
  • Dùng thuốc chống viêm hay thuốc giảm đau không kê đơn. 
Thay răng sữa
Ba mẹ hãy cùng đồng hành cùng con trong giai đoạn thay răng này nhé

3. Trình tự mọc răng vĩnh viễn ở trẻ 

Trình tự mọc răng vĩnh viễn ở trẻ thông thường sẽ ở các giai đoạn như sau: 

  • Thứ 1: Răng hàm đầu tiên mọc lúc trẻ 6 đến 7 tuổi
  • Thứ 2: Răng cửa trung tâm mọc lúc trẻ 6 đến 8 tuổi
  • Thứ 3: Răng cửa bên mọc lúc trẻ 7 đến 8 tuổi
  • Thứ 4: Răng nanh mọc lúc trẻ 9 đến 13 tuổi
  • Thứ 5: Răng hàm thứ hai mọc lúc trẻ 11 đến 13 tuổi.
  • Thứ 6: Răng hàm thứ ba (răng khôn) mọc lúc 17 đến 21 tuổi. Tuy nhiên răng khôn không phải ai cũng có. Sẽ có những trường hợp có 1-2 cái răng khôn. Nhưng cũng có những trường hợp có tới 4 răng khôn. 

Trên đây là trình tự mọc răng ở trẻ. Ba mẹ có thể theo dõi trình tự này để nắm bắt được tâm lý của trẻ. Ở những giai đoạn thay răng và mọc răng con sẽ có những xúc cảm và nhạy cảm. 

4. Kết luận

Ba mẹ có thể thường xuyên cho con đi thăm khám răng định kì để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng. Đồng thời sẽ có thể giúp cho quá trình thay răng và mọc răng của con diễn ra theo đúng thứ tự. 

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, ba mẹ có thể đưa trẻ đến khám nha sĩ bất kỳ lúc nào. Đặc biệt, khi răng của bé bắt đầu xuất hiện các vấn đề về bệnh lý. Ba mẹ nên kiểm tra răng bé thường xuyên hoặc dựa theo cảm giác của trẻ để đưa trẻ đến nha sĩ.

Việc khám răng cho trẻ định kỳ sẽ giúp mang lại những lợi ích:

  • Phát hiện kịp thời những bệnh lý răng miệng để có cách điều trị sớm và hiệu quả.
  • Định hướng sự phát triển của răng trẻ, can thiệp kịp thời với những trường hợp răng mọc lệch, khấp khểnh, hô, móm,…
  • Tránh biến chứng nặng từ những bệnh phổ biến về răng như: sâu răng, viêm nha chu,…
Thay răng sữa
Nha khoa Vinalign – Địa chỉ nha khoa uy tín khám răng cho cả ba mẹ và bé

Địa chỉ:
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam

Hà Nội: 71-73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0862.036.333 – 0986.752.233
Website: https://vinalign.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/vinalign_vietnam/
Twitter: https://twitter.com/vinalign
Email: info@vinalign.com

Xem thêm bài viết liên quan tại đây: 

Trẻ mấy tuổi thì có thể niềng răng? Độ tuổi nào là thời điểm tốt nhất để điều trị niềng răng?