“Bác sĩ ơi, răng điều trị tủy thì có niềng được không ạ?” Đây là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm và gửi về cho đội ngũ bác sĩ Vinalign.
Thực tế của việc răng đã điều trị tủy thì có khả năng chỉnh nha được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nếu như bạn muốn biết rõ hơn câu trả lời cho câu hỏi trên, mời bạn đọc thông tin bài viết phía dưới nhé!
Mục lục
1. Cấu tạo của răng
Cấu tạo của một chiếc răng bình thường bao gồm 3 phần chính đó là: Men răng, ngà răng và tủy răng
- Men răng: Men răng là lớp mô cứng nhất trên cơ thể của chúng ta. Thậm chí men răng được đánh giá cứng hơn xương. Men răng được cấu tạo bởi 99% là tinh thể Hydroxyapatitle và 1% là chất hữu cơ và nước.
- Ngà răng: Bên trong lớp men răng là ngà răng. Độ cứng chắc của ngà răng đứng sau men răng và có độ cứng bằng xương. Ngà răng được cấu tạo bởi 97% là tinh thể Hydroxyapatitle và 3% còn lại là chất hữu cơ và nước.
- Tủy răng: Lớp trong cùng chính là tủy răng. Trong tủy răng chứa rất nhiều dây thần kinh.
Có thể bạn quan tâm:
Review về niềng răng trong suốt – Niềng răng trong suốt có đau không?
Tại sao nên chỉnh nha? Răng đều đẹp và còn gì nữa?
2. Răng điều trị tủy – Tại sao phải điều trị tủy
2.1 Tủy răng là gì?
Định nghĩa:
Tủy răng là lớp trong cùng của cấu trúc một chiếc răng. Nó được bao bọc phía trên bởi ngà răng và men răng. Trong tủy răng chứa rất nhiều dây thần kinh. Tủy răng nằm ở cả thân răng lẫn chân răng.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng tủy răng đó là:
- Nguyên nhân chủ quan: Trường hợp ở các trẻ nhỏ bị sâu răng. Trong trường hợp này, nếu bạn không chữa trị kịp thời và vệ sinh răng miệng đúng cách thì về lâu dài sâu răng sẽ ăn mòn vào lớp men răng, ngà răng cuối cùng là tủy răng.
- Nguyên nhân khách quan: Trong trường hợp nếu bạn bị hô thì cần phải mài răng và diệt tủy. Từ đó khiến tủy răng bị tổn thương gây ra khó chịu và đau nhức, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
2.2 Răng điều trị tủy là gì?
Điều trị tủy thực chất là quá trình chúng ta bảo tồn chiếc răng đã “chết” chứ không phải là giữ cho chiếc răng không bị “chết”.
Quy trình thực hiện lấy tủy để điều trị bao gồm các bước sau:
- Thứ nhất, bác sĩ sẽ dùng ống khoan chuyên dụng trong nha khoa để khoan một đường nhỏ trên răng thông xuống ống tủy
- Thứ hai, bác sĩ sẽ lấy sạch những phần tủy bị viêm bằng trâm tay hoặc trâm máy.
- Thứ ba, chụp phim X-quang xác định xem còn tủy viêm hay không.
- Thứ tư, Bác sĩ sẽ làm sạch và bơm các chất hàn vào chiếc răng được điều trị tủy.
3. Răng điều trị tủy có chỉnh nha được không?
Răng đã điều trị tủy hay còn gọi là răng “chết”. Chính vì vậy, răng sau khi đã điều trị tủy sẽ xảy ra hai trường hợp:
- Chỉnh nha được: Nếu răng đã điều trị tủy với kết quả tốt.
- Không chỉnh nha được: Nếu răng điều trị tủy với kết quả xấu.
3.1 Trường hợp răng điều trị tủy tốt
Trường hợp răng điều trị thành công là sau khi điều trị chiếc răng được hàn kín và hoàn toàn không bị viêm. Chiếc răng “chết” sẽ được chúng ta tiếp tục giữ lại và bảo tồn.
Tại sao răng đã điều trị tủy rồi vẫn có thể dịch chuyển ở trong xương?
Dịch chuyển răng là gì? Dịch chuyển răng là quá trình phân hủy xương và tạo xương. Vì thế, nếu như việc điều trị tốt thì vẫn có thể niềng răng bình thường.
Trong trường hợp, khi bạn điều trị một vài chiếc răng mà việc điều trị tủy tốt thì bạn hoàn toàn vẫn có thể niềng răng được bình thường. Nhưng trong trường hợp nếu bạn điều trị tủy hàng loạt dẫn đến tình trang viêm nhiễm thì bạn không thể niềng răng.
3.2 Trường hợp răng điều trị tủy xấu
Có những trường hợp răng sau khi điều trị bị viêm. Chính vì sự viêm nhiễm như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp quá trình dịch chuyển của những chiếc răng. Bởi lẽ, những chiếc răng “chết” quá yếu và nếu như niềng răng sẽ có thể làm gãy chân răng.
Chiếc răng có thể bị giòn, vỡ, gãy khi bị viêm nên chúng ta không thể gắn mắc cài để chỉnh nha được. Khi chúng ta điều trị tủy không thành công sẽ tạo ra phản ứng viêm xung quanh các dây chằng. Các dây chằng bị cốt hóa làm cho răng điều trị tủy và xương tạo thành khối Anchylosis.
Khi răng và xương tạo thành khối Anchylosis thì chiếc răng đó được coi như “thảm họa”. Bởi chẳng những chiếc răng này hoàn toàn không dịch chuyển được mà việc nhổ răng cũng rất khó khăn.
Trong trường hợp điều trị không thành công thì bạn sẽ không thể niềng răng. Khi các tế bào hủy xương hoạt động mạnh hơn tế bào tạo xương sẽ làm cho chiếc răng khó dịch chuyển. Thậm chí, chiếc răng đó không thể dịch chuyển được.
4. Kết luận
Tóm lại, nhu cầu làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của mỗi người chúng ta, đặc biệt là phái đẹp. Nhưng trước khi bạn quyết định làm một phương pháp nào đó để cải thiện vẻ đẹp cho hàm răng thì bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng. Bởi răng miệng là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể của mỗi người.
Nếu như bạn muốn giữ được mãi vẻ đẹp của hàm răng và bảo tồn được răng gốc thì bạn nên chọn phương pháp niềng răng. Phương pháp niềng răng chính là cách làm đẹp tự nhiên nhất ngày nay.
Vì vậy, nếu như bạn đang trong tình trạng răng hô, răng móm… thay vì chụp sứ, mài răng… thì chúng ta hãy niềng răng.
Để được tư vấn TẬN TÌNH và NHANH CHÓNG nhất, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 0983.204.702 hoặc 098.675.2233
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com
bọc răng sứ cao răng chi phí niềng răng chỉnh nha chỉnh nha nha khoa vinalign chỉnh nha vinalign dán sứ veneer hôi miệng implant khay niềng răng trong suốt mewing mắc cài nam bùi vinalign ngày lễ nha khoa nha khoa chỉnh nha nha khoa niềng răng nha khoa trẻ em nha khoa uy tín nha khoa vinalign nhổ răng nhổ răng khôn niềng răng niềng răng có đau không niềng răng khay trong suốt niềng răng là gì niềng răng mắc cài niềng răng mắc cài là gì niềng răng trong suốt niềng răng tại vinalign niềng răng Vinalign niềng răng vinalign có gì răng răng khôn răng khôn là gì răng số 8 sâu răng sâu răng là gì trồng răng implant veneer vinalign viêm lợi viêm lợi là gì đau khớp thái dương hàm ưu đãi
One thought on “Răng điều trị tủy có niềng được không? Bỏ túi ngay kiến thức Vàng này!”
Comments are closed.