Men răng là gì? Cách điều trị giúp phục hồi men răng bị tổn thương

Men răng, ngà răng cùng tủy răng là 3 mô chính cấu tạo nên răng. Men răng là bộ phận quan trọng trong răng. Vậy men răng là gì?

Men răng tốt sẽ giúp cho bạn có một hàm răng chắc khỏe. Nhưng men răng cũng có nhiều khả năng bị tổn hại do nhiều yếu tố.

Bạn có muốn biết cụ thể và chi tiết hơn về men răng và cách bảo vệ men răng như thế nào không? Hãy cùng đọc thông tin bài viết dưới đây nhé!

1. Men răng là gì

Định nghĩa: Men răng là gì?

Men răng là phần cứng nhất trong cấu tạo một chiếc răng. Men răng là lớp ngoài cùng của răng. Những tinh thể Canxi photphat dài mảnh, nằm sát cạnh nhau theo 1 trình tự cấu tạo nên men răng.

Trong men răng không có mạch và không có nguồn cung cấp dây thần kinh bên trong và không được làm mới. Tuy nhiên, men răng không phải là một mô tĩnh vì nó có thể trải qua những thay đổi khoáng chất.

Men răng là gì
Men răng là lớp trên cùng của cấu tạo một chiếc răng

Chức năng của men răng giúp bảo vệ răng. Có những tế bào đặc biệt gọi là nguyên bào men sản sinh ra men răng, những tế bào này sẽ chết đi khi thân răng nhô hết ra ngoài.

Men răng có những màu sắc đa dạng và khác nhau, các màu sắc đó có thể là từ vàng nhạt đến xám trắng. Ở các cạnh của răng, nơi không có ngà răng nằm dưới men, màu sắc đôi khi có hơi xanh.

Men răng bị tổn thương thì không thể thay thế được. Men răng rất bền vững, không bị vỡ, không bị xây xát, nhưng lại bị ăn mòn bởi các axit trong miệng. Từ đó gây ra những bệnh lý về răng như:

  • Sâu răng
  • Viêm nướu…
men răng là gì
Men răng rất bền vững, không bị vỡ, không bị xây xát, nhưng lại bị ăn mòn bởi các axit trong miệng

2. Men răng là gì – Nguyên nhân gây tổn thương men răng

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng men răng bị tổn thương. Các nguyên nhân đó có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên men răng.

  • Do di truyền: Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của đời bố mẹ, tổ tiên lại cho các thế hệ con, cháu. Men răng cũng có khả năng di truyền cao từ đời bố, mẹ sang con, cháu. Vì vậy nếu như bố hoặc mẹ (hoặc cả hai) có tình trạng men răng xấu thì có khả năng đời con cũng sẽ giống.
  • Chất axit trong khoang miệng: Trong khoang miệng chứa rất nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn có thể được tạo ra từ các cặn thức ăn còn lại bám vào răng, do vệ sinh không kĩ…Đặc biệt khi các chất đường bột bạn ăn vào sẽ tác động với vi khuẩn có trong khoang miệng. Từ đó sẽ tạo ra các axit gây nên các bệnh về sâu răng, viêm nướu… Bên cạnh đó, trong cơ thể chúng ta tạo ra axit bởi các chứng bệnh khác nhau như trào ngược dạ dày. Những chất axit này sẽ gây tác động trực tiếp khiến cho cấu trúc men răng bị ảnh hưởng và bị bào mòn đi theo thời gian.
  • Chế độ ăn uống:  Khi thức ăn được đưa vào trong miệng thì men răng là bộ phận đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thức ăn đó. Vì vậy, khi men răng thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm có màu sắc đậm trong ăn nhai như vậy sẽ dễ dàng bị nhiễm màu thực phẩm và ngày càng ố vàng, xỉn màu đi.
  • Lạm dụng Fluor: Việc lạm dụng Fluor sẽ làm cho răng bị nhiễm chất Fluor. Tình trạng đó cũng giống như vấn đề răng bị nhiễm Tetracyline, nếu dùng thuốc Fluor quá liều, kéo dài sẽ làm đục men răng, khiến men răng bị lốm đốm trắng hoặc đen.
  • Thuốc kháng sinh: Trong thời gian phụ nữ mang thai cho con bú, nếu như họ quá lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Điều này sẽ khiến răng của các bé bị nhiễm màu kháng sinh, khiến men răng có màu nâu từ nhẹ đến nặng, làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng.
  • Điều trị nha khoa không đúng kĩ thuật: Khi bạn điều trị tại một nha khoa không đủ chuyên môn và tay nghề thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe răng miệng. Vì vậy bạn cần chọn một nha khoa TỐT và UY TÍN để có thể giữ gìn được vẻ đẹp và sức khỏe của hàm răng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng phá hỏng cấu trúc men răng. Từ đó sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thẩm mỹ. Vậy cách khắc phục tình trạng này là gì?

Men răng là gì
Men răng bị thay đổi màu sắc

3. Cách khắc phục tình trạng men răng bị tổn thương

Tình trạng men răng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chức năng ăn nhai cũng chúng ta. Khi việc ăn uống không được đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, tính thẩm mỹ của gương mặt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khiến bạn tự ti hơn và e ngại giao tiếp.

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục:

Tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng áp dụng hiệu quả trong những trường hợp:

  • Men răng ít bị mài mòn hoặc không bị mài mòn, men răng khỏe mạnh.
  • Răng bị đổi màu ở bên ngoài do ăn thức ăn, nước uống có màu như cà phê.
  • Răng bị sậm màu, ngả màu do tuổi tác.
  • Răng bị nhiễm màu do hút thuốc lá, dùng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ nha khoa sẽ là người cho bạn biết, bạn có phù hợp với việc tẩy trắng răng không. Quy trình tẩy trắng răng bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá xem liệu bạn có đáp ứng được việc tẩy trắng hay không. Nếu gặp phải các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng,… thì cần điều trị dứt điểm trước khi thực hiện tẩy trắng.
  • Bước 2: Lấy dấu hàm, thiết kế máng cá nhân, chỉ định thuốc tẩy. Với mỗi cá nhân cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để tạo máng tẩy phù hợp nhất. Tùy từng tình trạng đổi màu răng mà lượng thuốc tẩy được chỉ định sẽ khác nhau.
  • Bước 3: Bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách tẩy trắng răng b ằng máng.

Phương pháp tẩy trắng răng này mang đến nhiều lợi ích: hiệu quả cao, nhanh chóng. Phương pháp này dễ áp dụng và bạn có thể tự thực hiện tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tẩy trắng răng này cũng an toàn và rất tiện lợi.

Men răng là gì
Tẩy trắng răng giúp cho bạn khắc phục được tình trạng men răng bị ố vàng, ngả màu

Dán sứ Veneer: Veneer là một lớp vỏ mỏng bằng sứ hoặc vật liệu trám composite liên kết với men răng. Veneer giúp thay đổi hình dạng, chiều dài cũng như màu sắc, vị trí và kết cấu bề mặt của răng.

Veneer rất mỏng: trong khoảng 0,3-0,7mm. Phương pháp này phù hợp cho những trường hợp sau đây:

  • Răng có kẽ hở, khoảng hở không quá lớn.
  • Răng bị mẻ, vỡ, nứt.
  • Răng có dáng ngắn, răng bị mòn, cạnh ngắn.
  • Răng lệch lạc, không đều, hình dáng răng bất thường.
  • Răng bị nhiễm màu, răng nhiễm fluoride, răng nhiễm tetracycline hoặc có miếng trám composite bị đổi màu.
Men răng là gì
Răng bị mẻ, vỡ, nứt khắc phục bằng cách dán Veneer

Có thể bạn quan tâm:

Kinh ngạc về lợi ích của việc dán sứ Veneer.

Chi phí dán sứ Veneer – Chi phí nào ảnh hưởng đến chi phí

Dán sứ Veneer có đau không?

Bọc răng sứ: Làm răng sứ thẩm mỹ là một trong những phương pháp phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ. Làm răng sứ hiệu quả trong những trường hợp sau đây:

  • Trường hợp răng mòn và khớp cắn không tốt.
  • Răng đã bị gãy tới 2/3 thân răng.
  • Răng đã đi điều trị tủy.
  • Răng bị xỉn màu nghiêm trọng do hút thuốc lá, nhiễm tetracyclin nặng.
  • Răng mất hết men răng do nhiễm flour.
  • Răng thưa, không đều, móm,…
Men răng là gì
Nụ cười tươi mới nhờ phương pháp bọc răng sứ

Các phương pháp điều trị trên đều có tại nha khoa Vinalign. Bạn muốn trực tiếp trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, hiện đại nhất thì không thể không đến Vinalign. Tại đây bạn sẽ được những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao trực tiếp điều trị. Vì một hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ chúng ta cần quan tâm tới tình trạng sức khỏe của răng miệng nhiều hơn.

Dành cho bạn:

7 câu hỏi quan trọng về chụp ( bọc) răng sứ
Trung Tâm Khay Niềng Răng Trong Suốt Vinalign Việt Nam:
Địa chỉ:
Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà Techcombank, 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 7 đường 6 KĐT Hà Đô – 118 đường 3/2 – P12 – Q10 – Hồ Chí Minh
Hotline: 096.359.4566 hoặc 098.678.66.33
Website: https://vinalign.vn
Email: info@vinalign.com

bọc răng sứ bọc sứ chi phí niềng răng chỉnh nha chỉnh nha nha khoa vinalign chỉnh nha vinalign dán sứ veneer Dán sứ veneer là gì hôi miệng khay niềng răng trong suốt mewing mewing là gì mắc cài nam bùi vinalign ngày lễ nha khoa nha khoa chỉnh nha nha khoa niềng răng nha khoa trẻ em nha khoa uy tín nha khoa vinalign nhổ răng nhổ răng khôn niềng răng niềng răng có đau không niềng răng khay trong suốt niềng răng là gì niềng răng mắc cài niềng răng mắc cài là gì niềng răng trong suốt niềng răng tại vinalign niềng răng Vinalign răng răng khôn răng khôn là gì răng số 8 sâu răng trồng răng implant tại sao nên niềng răng veneer vinalign viêm lợi viêm lợi là gì đau khớp thái dương hàm ưu đãi